Hàng chục nghìn hội viên hưởng lợi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011- 2015”.
Hội nghị do Hội ND TP.HCM tổ chức ngày 12.11.
Công cụ hữu hiệu để Hội ND đổi mới
Ông Đoàn Văn Thanh – Phó Chủ tịch Hội ND TP.HCM cho biết, Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư và Quyết định 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý để ngân sách địa phương bổ sung vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Hiện, tổng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố đạt gần 112 tỷ đồng.
5 năm qua, bình quân mỗi năm, Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố giúp 3.258 hộ hội viên, ND vay vốn phát triển sản xuất.
Tỷ lệ giải ngân bình quân hàng năm đạt trên 98% nguồn vốn.
Hiện, tổng dư nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố là gần 102 tỷ đồng với 4.575 hộ đang vay.
Ông Võ Văn Lê – Chi hội trưởng chi hội ND ấp Thới Tứ 2, xã Thới Tam Thôn (Hóc Môn) cho biết, nhờ vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân mà các hội viên của chi hội đã vươn lên khá giả, thoát nghèo bền vững.
“Hiện 52 hộ trong chi hội đang vay 1,2 tỷ đồng để chăn nuôi bò sữa, heo… cho hiệu quả kinh tế cao”- ông Lê cho hay.
Tham luận của Hội ND huyện, Hội ND cơ sở, chi hội tại hội nghị đều khẳng định, Quỹ Hỗ trợ nông dân là công cụ hữu hiệu để Hội ND các cấp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tham gia có hiệu quả vào chương trình xây dựng NTM.
Quản lý tốt nguồn vốn
"Để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, trong giai đoạn 2016 – 2020, Hội ND thành phố đã xây dựng đề án trình Thành ủy, UBND thành phố cho chủ trương cấp ngân sách bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nay đến năm 2020 là 300 tỷ đồng.
Hiện, Hội ND thành phố đã trình UBND thành phố nâng mức vay lên tối đa 50 triệu đồng/hộ”. Ông Đoàn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hội ND TP.HCM
Qua theo dõi, về quy mô, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TP.HCM hiện đứng thứ 2 trong cả nước (sau TP.Hà Nội).
Tuy nhiên, Hội ND TP.HCM là đơn vị đầu tiên trong cả nước đưa phần mềm tín dụng và kế toán vào quản lý nguồn quỹ.
Các cấp Hội ND từ thành phố cho đến quận, huyện đều được lắp đặt máy vi tính để thực hiện công việc này.
Tham dự hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định, 5 năm qua, các cấp Hội ND thành phố đã quản lý chặt chẽ, tổ chức giải ngân tiền vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đúng đối tượng, đúng mục đích và nhu cầu của ND.
Nhờ vậy, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp hàng chục nghìn hộ hội viên, ND phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đánh giá cao những kết quả mà Quỹ Hỗ trợ nông dân TP.HCM đã đạt được trong 5 năm qua.
Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn yêu cầu, Hội ND thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
Triển khai mạnh mẽ việc phát triển nguồn quỹ; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hội được phân công quản lý quỹ…
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.