Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.
Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực cùng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc mới đây đã trao đổi với Đảng Thế giới mới cầm quyền về vấn đề này tại quốc hội.
Dự kiến, sau khi báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ nước này sẽ đệ trình bản sửa đổi danh mục ưu đãi lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối tháng 9 này.
Tuy nhiên, lượng NK bắt buộc của Hàn Quốc hiện nay là 408.000 tấn vẫn sẽ được giữ nguyên mức thuế 5% như hiện hành. Ngoài ra, khi lượng NK gạo tăng vọt, Hàn Quốc có thể đánh thuế đặc biệt khẩn cấp nhằm bảo vệ thị trường trong nước. Về phần mình, Bộ trưởng Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và lương thực Lee Dong-pil cho biết, sẽ nỗ lực trong việc thương thảo mức thuế suất này với các nước thành viên WTO.
Ông Lee cũng cho biết, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo theo góp ý của nông dân như ổn định thu nhập nhà nông, đẩy mạnh tiêu thụ gạo.
Trong khi đó, Hội liên hiệp nông dân toàn quốc kịch liệt phản đối Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực vì trước đó đã cam kết sẽ giữ kín mức thuế suất dự định để đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng bây giờ lại đơn phương công bố con số cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.