Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.
Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực cùng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc mới đây đã trao đổi với Đảng Thế giới mới cầm quyền về vấn đề này tại quốc hội.
Dự kiến, sau khi báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ nước này sẽ đệ trình bản sửa đổi danh mục ưu đãi lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối tháng 9 này.
Tuy nhiên, lượng NK bắt buộc của Hàn Quốc hiện nay là 408.000 tấn vẫn sẽ được giữ nguyên mức thuế 5% như hiện hành. Ngoài ra, khi lượng NK gạo tăng vọt, Hàn Quốc có thể đánh thuế đặc biệt khẩn cấp nhằm bảo vệ thị trường trong nước. Về phần mình, Bộ trưởng Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và lương thực Lee Dong-pil cho biết, sẽ nỗ lực trong việc thương thảo mức thuế suất này với các nước thành viên WTO.
Ông Lee cũng cho biết, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo theo góp ý của nông dân như ổn định thu nhập nhà nông, đẩy mạnh tiêu thụ gạo.
Trong khi đó, Hội liên hiệp nông dân toàn quốc kịch liệt phản đối Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực vì trước đó đã cam kết sẽ giữ kín mức thuế suất dự định để đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng bây giờ lại đơn phương công bố con số cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình nuôi cá giống và cá thương phẩm của gia đình ông Đào Xuân Hiển, thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho hiệu quả kinh tế

Anh Cấn Văn Mai ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng trong nông hộ

Ít ai nghĩ người đàn bà hơn 60 tuổi có vóc dáng “lực điền” kia là một chủ vườn cây giống diện tích hơn 10 mẫu cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây ba năm ông đã mua vô 3 cây nguyệt quế với giá vài chục triệu, chỉ sau một thời gian chăm sóc, uốn sửa, tết này ông đã bán được 220 triệu đồng.

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định)