Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.
Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực cùng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc mới đây đã trao đổi với Đảng Thế giới mới cầm quyền về vấn đề này tại quốc hội.
Dự kiến, sau khi báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ nước này sẽ đệ trình bản sửa đổi danh mục ưu đãi lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối tháng 9 này.
Tuy nhiên, lượng NK bắt buộc của Hàn Quốc hiện nay là 408.000 tấn vẫn sẽ được giữ nguyên mức thuế 5% như hiện hành. Ngoài ra, khi lượng NK gạo tăng vọt, Hàn Quốc có thể đánh thuế đặc biệt khẩn cấp nhằm bảo vệ thị trường trong nước. Về phần mình, Bộ trưởng Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và lương thực Lee Dong-pil cho biết, sẽ nỗ lực trong việc thương thảo mức thuế suất này với các nước thành viên WTO.
Ông Lee cũng cho biết, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo theo góp ý của nông dân như ổn định thu nhập nhà nông, đẩy mạnh tiêu thụ gạo.
Trong khi đó, Hội liên hiệp nông dân toàn quốc kịch liệt phản đối Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực vì trước đó đã cam kết sẽ giữ kín mức thuế suất dự định để đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng bây giờ lại đơn phương công bố con số cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân