Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa
Ngày đăng: 16/09/2013

Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.

Theo đó, đối với khu vực đã và đang thực hiện khép kín theo qui hoạch ngọt hóa, gồm: xã Phú Long 600ha, Thạnh Trị 1.000ha, các giếng nước mặn đã khoan thì buộc hộ dân trám lấp đến ngày 31-8-2013. Nếu các hộ không tự thực hiện thì huyện sẽ thuê người trám lấp. Đối với các ao đang nuôi thì nuôi đến ngày thu hoạch.

Từ ngày 1-7-2013 trở đi, xử phạt nghiêm các trường hợp đào ao mới và khoan cây giếng nước mặn để nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa. Các trường hợp đào ao mới sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Sau đó, buộc cam kết ngưng nuôi, chuyển sang nuôi các đối tượng nước ngọt.

Đối với khu vực sông Cửa Đại, từ đường tỉnh 883, xã Định Trung đến Vang Quới Đông, do chưa được khép kín theo qui hoạch nên các ao tôm ở khu vực này được phép thả nuôi tôm biển vào mùa khô đến khi mùa mưa chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá lóc, cá rô, tôm càng xanh, thủy sản kết hợp; đồng thời, trám lấp các cây giếng nước mặn, nghiêm cấm việc đào ao mới và khoan mới cây giếng nước mặn và sẽ xử lý theo qui định các trường hợp mới phát sinh.

Đối với khu vực sông Ba Lai, từ đường tỉnh 883, xã Phú Long đến xã Thới Lai, từ nay đến cuối năm, tập trung tiến hành tháo dỡ, trám lấp các giếng nước mặn ven sông Ba Lai thuộc xã Phú Long, Thới Lai, Lộc Thuận. Các ao đã đào rồi thì cho phép thả nuôi một vụ đến cuối năm 2013, không cho phép đào ao mới thả nuôi khu vực này. Năm 2014, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt.

Đối với khu vực tiểu vùng I, các xã Châu Hưng, Long Hòa, Phú Thuận, Long Định, Vang Quới Tây tiến hành trám lấp các giếng nước mặn hiện có, vận động các hộ nuôi chuyển sang nuôi nước ngọt. Kiên quyết không cho đào ao mới và khoan giếng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Sò Huyết Ở Long Sơn Thu Nhập Ổn Định Nuôi Sò Huyết Ở Long Sơn Thu Nhập Ổn Định

Dựa vào các bãi triều dọc theo sông, bằng những mành lưới nhỏ vây xung quanh, nhiều người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đã tạo ra những khu nuôi sò huyết lý tưởng. Tuy diện tích nuôi của mỗi hộ không nhiều, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên nhưng mỗi công (1.000 m2) đất, người nuôi sò huyết cũng thu lợi nhuận đến hơn 50 triệu đồng/năm.

18/08/2012
Mô Hình Tưới Phun Mưa Cho Cây Chè Đạt Hiệu Quả Mô Hình Tưới Phun Mưa Cho Cây Chè Đạt Hiệu Quả

Theo ông Nguyễn Chính Cương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lào Cai, việc thí điểm xây dựng thành công mô hình tưới phun mưa cho cây chè tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Phong Hải đang được nhân rộng nhằm phục vụ chiến lược sản xuất hàng hóa cây trồng cạn trong thời gian tới của tỉnh Lào Cai.

06/03/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Vược Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Vược

Dựa vào các bãi triều dọc theo sông, bằng những mành lưới nhỏ vây xung quanh, nhiều người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đã tạo ra những khu nuôi sò huyết lý tưởng. Tuy diện tích nuôi của mỗi hộ không nhiều, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên nhưng mỗi công (1.000 m2) đất, người nuôi sò huyết cũng thu lợi nhuận đến hơn 50 triệu đồng/năm.

18/08/2012
Nghêu Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Ven Biển Nghêu Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Ven Biển

Theo nhiều người dân sống dọc bãi biển thuộc 2 xã Dân Thành và Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 5-2012 đến nay, khu vực này xuất hiện nghêu giống khá nhiều. Mỗi ngày có hàng trăm người dân tham gia cào nghêu giống bán lại cho thương lái. Vài năm trở lại đây, năm nào cũng có nghêu giống xuất hiện đem lại nguồn thu nhập cho bà con nghèo ven biển. Ông Đào Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, cho biết: năm nay trữ lượng nghêu giống không nhiều hơn mọi năm, nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm người dân nghèo xuống biển cào nghêu giống kiếm thêm thu nhập.

15/06/2012
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Xen Ghép Cam Đường Canh Và Cây Phật Thủ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Xen Ghép Cam Đường Canh Và Cây Phật Thủ

Những năm gần đây, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư đưa vào trồng một số cây ăn quả như: Cam Đường Canh, nhãn, phật thủ, thanh long… Đặc biệt, mô hình xen canh cam Đường Canh và cây phật thủ ở xã Phượng Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

18/08/2012