Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.
Theo đó, đối với khu vực đã và đang thực hiện khép kín theo qui hoạch ngọt hóa, gồm: xã Phú Long 600ha, Thạnh Trị 1.000ha, các giếng nước mặn đã khoan thì buộc hộ dân trám lấp đến ngày 31-8-2013. Nếu các hộ không tự thực hiện thì huyện sẽ thuê người trám lấp. Đối với các ao đang nuôi thì nuôi đến ngày thu hoạch.
Từ ngày 1-7-2013 trở đi, xử phạt nghiêm các trường hợp đào ao mới và khoan cây giếng nước mặn để nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa. Các trường hợp đào ao mới sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Sau đó, buộc cam kết ngưng nuôi, chuyển sang nuôi các đối tượng nước ngọt.
Đối với khu vực sông Cửa Đại, từ đường tỉnh 883, xã Định Trung đến Vang Quới Đông, do chưa được khép kín theo qui hoạch nên các ao tôm ở khu vực này được phép thả nuôi tôm biển vào mùa khô đến khi mùa mưa chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá lóc, cá rô, tôm càng xanh, thủy sản kết hợp; đồng thời, trám lấp các cây giếng nước mặn, nghiêm cấm việc đào ao mới và khoan mới cây giếng nước mặn và sẽ xử lý theo qui định các trường hợp mới phát sinh.
Đối với khu vực sông Ba Lai, từ đường tỉnh 883, xã Phú Long đến xã Thới Lai, từ nay đến cuối năm, tập trung tiến hành tháo dỡ, trám lấp các giếng nước mặn ven sông Ba Lai thuộc xã Phú Long, Thới Lai, Lộc Thuận. Các ao đã đào rồi thì cho phép thả nuôi một vụ đến cuối năm 2013, không cho phép đào ao mới thả nuôi khu vực này. Năm 2014, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt.
Đối với khu vực tiểu vùng I, các xã Châu Hưng, Long Hòa, Phú Thuận, Long Định, Vang Quới Tây tiến hành trám lấp các giếng nước mặn hiện có, vận động các hộ nuôi chuyển sang nuôi nước ngọt. Kiên quyết không cho đào ao mới và khoan giếng.
Có thể bạn quan tâm

Coi kinh doanh thực phẩm là cái nghiệp, ông Phí Ngọc Chung- Tổng Giám đốc Trung Thành Group (Hà Nội) đã thổ lộ mong muốn được cùng với nông dân sản xuất thực phẩm quy mô lớn.

Nhím là loài gặm nhấm rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, kháng bệnh tốt, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, hiệu quả kinh tế mang lại cao. Thấy được nguồn lợi đó, những năm gần đây, một số hộ gia đình của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã chuyển sang nuôi nhím.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng khai thác thủy sản của bà con ngư dân trong tỉnh đạt khoảng 34.307 tấn, đạt trên 50% kế hoạch năm. Ngư dân ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh đều “trúng” mùa với sản lượng khá.

Với hơn 30 mẫu trồng cam Canh và phật thủ ở quê nhà và hơn 1 ha cam trồng tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, anh Nguyễn Quang Thu ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội mỗi năm đạt tổng thu nhập gần 1,5 tỷ đồng.

Quy trình bón phân NPK Văn Điển cho cây cao su thời kỳ kinh doanh.