Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa
Ngày đăng: 16/09/2013

Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.

Theo đó, đối với khu vực đã và đang thực hiện khép kín theo qui hoạch ngọt hóa, gồm: xã Phú Long 600ha, Thạnh Trị 1.000ha, các giếng nước mặn đã khoan thì buộc hộ dân trám lấp đến ngày 31-8-2013. Nếu các hộ không tự thực hiện thì huyện sẽ thuê người trám lấp. Đối với các ao đang nuôi thì nuôi đến ngày thu hoạch.

Từ ngày 1-7-2013 trở đi, xử phạt nghiêm các trường hợp đào ao mới và khoan cây giếng nước mặn để nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa. Các trường hợp đào ao mới sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Sau đó, buộc cam kết ngưng nuôi, chuyển sang nuôi các đối tượng nước ngọt.

Đối với khu vực sông Cửa Đại, từ đường tỉnh 883, xã Định Trung đến Vang Quới Đông, do chưa được khép kín theo qui hoạch nên các ao tôm ở khu vực này được phép thả nuôi tôm biển vào mùa khô đến khi mùa mưa chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá lóc, cá rô, tôm càng xanh, thủy sản kết hợp; đồng thời, trám lấp các cây giếng nước mặn, nghiêm cấm việc đào ao mới và khoan mới cây giếng nước mặn và sẽ xử lý theo qui định các trường hợp mới phát sinh.

Đối với khu vực sông Ba Lai, từ đường tỉnh 883, xã Phú Long đến xã Thới Lai, từ nay đến cuối năm, tập trung tiến hành tháo dỡ, trám lấp các giếng nước mặn ven sông Ba Lai thuộc xã Phú Long, Thới Lai, Lộc Thuận. Các ao đã đào rồi thì cho phép thả nuôi một vụ đến cuối năm 2013, không cho phép đào ao mới thả nuôi khu vực này. Năm 2014, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt.

Đối với khu vực tiểu vùng I, các xã Châu Hưng, Long Hòa, Phú Thuận, Long Định, Vang Quới Tây tiến hành trám lấp các giếng nước mặn hiện có, vận động các hộ nuôi chuyển sang nuôi nước ngọt. Kiên quyết không cho đào ao mới và khoan giếng.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An) Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An)

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

30/11/2013
Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên” Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên”

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

30/11/2013
Trồng Nấm Vụ Đông Trồng Nấm Vụ Đông

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

30/11/2013
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.

30/11/2013
Phá Mía Trồng Chanh Phá Mía Trồng Chanh

Do lợi nhuận của cây mía không cao nên một số nông dân huyện Bến Lức (Long An) đổ xô phá mía để trồng chanh. Diện tích mía ngày càng giảm trong khi trồng chanh có xu hướng tăng đột biến.

30/11/2013