Hải Quan Trung Quốc Phủ Nhận Thông Tin Cấm Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, phía Trung Quốc không ban hành văn bản nào liên quan đến vấn đề này.
Trước thông tin Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và nhận được thông tin, phía Trung Quốc không ban hành văn bản nào liên quan đến vấn đề này.
Website chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Tổng cục quản lý hành chính công thương quốc gia Trung Quốc và báo chí chính thống của Trung Quốc cũng không đăng tải bất cứ thông tin hay văn bản nào liên quan đến nội dung trên.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho biết, việc tăng cường quản lý hải quan được tiến hành gần đây là hoạt động thường kỳ đối phó với tình trạng nhiều thương nhân nước này buôn lậu qua biên giới gây thất thu thuế cho nhà nước Trung Quốc.
Còn theo phản ánh của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch, có hiện tượng thương nhân Trung Quốc ngừng thu mua do gặp khó về thủ tục tại Trung Quốc.
Hiện tượng này diễn ra được gần 2 tuần và gây khó cho doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có các thông tin tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.

Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).

Trong khi nhiều gia đình ở 4 xã phía bắc: Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Sín Chải (huyện Tủa Chùa) đang băn khoăn trong việc nên mở rộng diện tích hay tạm ngừng phát triển trồng chè, vì giá rẻ, sản phẩm khó tiêu thụ thì 2 năm qua, gia đình anh Hạng A Chư, bản Hấu Chua, xã Sín Chải, lại có thu nhập khá từ chè cây cao.