Hải Phòng Trồng Thử Nghiệm 2 Giống Đậu Rau Mới

Đây là 2 trong số nhiều giống đậu tương rau có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (Đài Loan) được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội và trồng thử nghiệm thành công ở nhiều thời vụ khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau ở một số tỉnh như: Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng từ năm 1997 đến nay.
Các báo cáo khoa học và phát biểu tham luận của các đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu cùng các hộ nông dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình thâm canh cây đậu tương rau đều khẳng định ưu điểm của 2 giống đậu tương rau AGS 346 và AGS 398 là: sản phẩm cho giá trị dinh dưỡng cao; thời gian sinh trưởng ngắn (65-80 ngày), có thể gieo trồng được 3 vụ: vụ xuân (gieo 10/2-15/3), vụ hè (gieo 15/5-15/6) và vụ đông (gieo 5/9-15/9) nên dễ bố trí trồng xen canh, thâm canh, nhất là SX vụ đông ở Hải Phòng nói riêng và các tỉnh vùng ĐBSH nói chung cho hiệu quả kinh tế cao; là cây có khả năng duy trì và cải tạo đất tốt…
Báo cáo tham luận của ông Hoàng Phú Viết, chủ nhiệm HTXNN Thiên Hương, cho biết: vụ xuân 2008 HTX bố trí trồng thử nghiệm 6,5ha các giống đậu tương AGS 346 và AGS 398 theo qui trình hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Rau quả với trên 100 hộ gia đình tham gia. Cả 2 giống đều sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay đậu đã vào chắc hạt chuẩn bị thu hoạch. Dự kiến năng suất quả xanh có thể đạt trên dưới 600kg/sào. Nếu sản phẩm được Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang thu mua chế biến để xuất khẩu cho khách hàng ở Mỹ với giá 5.000 đồng/kg như dự kiến sẽ cho thu trên 3 triệu đồng/sào chỉ trong thời gian từ 65-80 ngày, cao gấp 2 lần so với cấy lúa, là cây trồng có nhiều triển vọng cho SX vụ đông của HTX trong thời gian tới.
Phát biểu với hội nghị, TS. Nguyễn Văn Liễu, Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN (Bộ KH-CN) đánh giá cao các kết quả của mô hình thử nghiệm tại Hải Phòng đồng thời lưu ý các tác giả của đề tài tiếp tục hoàn thiện qui trình gieo trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến theo hướng sản xuất đậu rau sạch để sớm được công nhận, đưa vào phục vụ sản xuất. Duy có điều băn khoăn của PGS.
TS Nguyễn Tấn Hinh, Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN và Môi trường (Bộ NN-PTNT), cũng là băn khoăn chung của bà con nông dân và các đại biểu tham gia hội nghị: Việc đưa sản phẩm đậu tương rau mới này vào thị trường sẽ rất khó khăn nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và bà con nông dân để tìm "đầu ra" ổn định, lâu dài nhằm tránh những thiệt hại không đáng có như đã từng xẩy ra với nhiều loại cây trồng trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Giống TN1 là con lai F1 giữa KH3-1 (vật liệu hoang dại được thu thập từ Ethiopia) x Catimor (giống thương mại đang được trồng phổ biến tại Việt Nam). Giống TN1 được Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức năm 2010.

Giống khoai sáp MDH.01 là dòng vô tính được chọn lọc từ quần thể mẫu giống địa phương Phước Sọ - Nghệ An (dòng 95-03) trong tập đoàn 80 giống khoai sáp (khoai mùng) thu thập từ năm 1993-1995 của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, được Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB khảo nghiệm

Giống dưa bở Vàng thơm Số 1 do ThS. Đoàn xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai, TS. Đào Xuân Thảng - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997. Giống dưa bở Vàng thơm số 1 đã được công nhận tạm thời theo Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT ngày 24 tháng 12 năm 2010

Năm 2006, giống cà chua HT160 do Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội lai tạo được đưa vào trồng thử nghiệm tại thôn Then, xã Thái Đào (Lạng Giang - Bắc Giang), cho năng suất cao, có nhiều ưu điểm nổi trội nên đến nay được bà con trồng đại trà.

Chữ đường khá, đạt từ 11-12 CCS. Năng suất mía rất cao, trung bình đạt từ 100-130 tấn/ha. Đường kính thân trung bình 2,5- 3 cm, chiều cao cây trung bình, mật độ cây cao 6-8 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh