Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hai nhà máy chế biến cá tra của Hùng Vương lớn cỡ nào

Hai nhà máy chế biến cá tra của Hùng Vương lớn cỡ nào
Ngày đăng: 13/10/2015

Đúng như kế hoạch, công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) vừa đưa vào vận hành hai nhà máy chế biến cá tra đặt tại Đồng Tháp và Bến Tre. Hai nhà máy chế biến cá tra này được giới chuyên gia đánh giá là hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay.

Đại diện HVG cho hay hai nhà máy có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế lên tới 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ đồng bộ tiên tiến nhất của Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.

Công nghệ ở hai nhà máy này còn có tính năng tiết kiệm điện, giúp hạ giá thành điện năng đáng kể trong quá trình vận hành.

Việc vận hành cùng lúc hai nhà máy giúp HVG nâng công suất chế biến cá lên 1.200 tấn nguyên liệu/ngày, trở thành doanh nghiệp có hệ thống nhà máy và công suất lớn nhất hiện nay khi chiếm tới 40% thị phần chế biến, xuất khẩu cá tra tại Việt Nam.

Trao đổi với người viết, ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc HVG cho biết, ngoài hai nhà máy chế biến cá tra, năm 2015, HVG còn đầu tư thêm một nhà máy chế biến tôm, đồng thời đầu tư 600 tỷ đồng để mở rộng hai nhà máy chế biến thức ăn Việt Thắng.

Dự kiến, hai nhà máy thức ăn mới của Việt Thắng sẽ cùng hoạt động vào cuối năm 2015, tạo ra bước đột phá về chất lượng thức ăn, mang đến hệ số chuyển đổi nuôi trồng tốt nhất giúp người nuôi có giá thành cạnh tranh.

Năm 2015, Việt Nam ký kết hàng loạt các hiệp định mại, trong đó có TPP, FTA với EU, năm 2016 liên thông thị trường Asean cũng như liên minh thuế quan với Nga, Belarus, Kazakhstan…

Do đó, cơ hội cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu hưởng lợi từ chính sách thuế ở hầu hết các thị trường mà Việt Nam tham gia là rất lớn. Tới đây, con tôm Việt Nam có cơ hội cạnh tranh tốt hơn với các nước có cùng nguồn gốc xuất khẩu như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador.

Con cá tra có thể cạnh tranh sòng phẳng với mặt hàng thủy sản đánh bắt của Nga, Mỹ (cá minh thái) hay cá rô phi Trung Quốc vì những nước này vẫn chịu thuế cao tại hấu hết các thị trường…

Tuy nhiên, đi liền với thuận lợi về thuế suất thì thị trường xuất khẩu cũng đưa đến nhiều rào cản, thách thức về chất lượng, về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Dương Ngọc Minh cho rằng từ cuối năm 2014, HVG đã lường định được thuận lợi cũng như khó khăn mà thị trường đưa đến, qua đó, công ty bổ sung và hoàn thiện các quy chuẩn khép kín trong chuỗi chế biến ca tra, từ con giống, khâu nuôi trồng, sản xuất thức ăn cho đến hệ thống nhà chế biến.

Các vùng nuôi cá của HVG hiện nay đã đạt tiêu chuẩn ASC, Global Gap, BAP…

Việc công ty đầu tư thêm hai nhà máy chế biến cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là hướng đến mục tiêu xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống siêu thị ở các thị trường lớn trong khối EU, Mỹ, Nga….

“HVG có quy trình nuôi trồng, chế biến cá tra khép kín nên chúng tôi hoàn toàn tự tin về chất lượng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tới đây, sản phẩm cá tra, tôm mang thương hiệu Hùng Vương sẽ được bán trực tiếp đến người tiêu dùng qua kênh siêu thị”, ông Minh khẳng định.

Một số hình ảnh từ 2 nhà máy cá tra mới của Hùng Vương

Nhà máy chế biến cá tra tại khu công nghiệp Sa Đéc, Đồng Tháp có vốn đầu tư 230 tỷ đồng, sử dụng dây chuyền công nghệ tự động của Nhật Bản, Mỹ và châu Âu cho phép tiến kiệm điện năng. Nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào tất cả các thị trường của HVG.

Hệ thống điều khiển tự động cùng hệ thống điện lạnh phục vụ cho nhà máy có thể hoạt động liên tục 3 ca/ngày.

Máy cấp đông IQF hiệu Mycom của Nhật. Nhà máy được lắp đặt 6 băng chuyền IQF, công suất lên tới 3.000 kg thành phẩm/giờ, đủ đáp ứng cho những hợp đồng xuất khẩu lớn của HVG.

Việc lắp đặt hai dây chuyền chế biến công suất tối đa 200 tấn nguyên liệu/ngày có thể cho phép nhà máy chế biến cá tra Sa Đéc tiếp nhận 1.000 công nhân làm việc. Đây là nhà máy tiếp nhận lượng công nhân lớn nhất trong số các nhà máy thủy sản ở Việt Nam hiện nay.

Cá tra sau khi qua các khâu phi lê, định hình, cấp đông IQF sẽ được đóng gói, đưa vào thùng carton, vận chuyển tàu biển giao trực tiếp vào hệ thống siêu thị lớn như Costco, Wal Mart để bán cho người tiêu dùng ở các nước.

Hệ thống kho lạnh có diện tích 1.500 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Sáng Chế Máy Nông Nghiệp Thiếu Sáng Chế Máy Nông Nghiệp Thiếu "Bà Đỡ"

Trên thị trường hiện có hàng chục sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Đa số các loại máy móc này được chế tạo bởi những “nhà sáng chế” tay ngang bắt nguồn từ nhu cầu thực tế. Trong đó, nhiều cơ sở đã đầu tư theo hướng sản xuất chuyên nghiệp dòng hàng này.

02/05/2014
Nhìn Dưa Hấu, Lo Nông Sản Nhìn Dưa Hấu, Lo Nông Sản

Vụ dưa hấu năm nay nông dân than trời vì dưa ế, giá rẻ. Thảm cảnh này khiến nông dân sản xuất các loại nông sản khác thấp thỏm, âu lo. Nhất là khi bài toán đầu ra cho nông sản đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

02/05/2014
Nông Sản Địa Phương Chưa Nông Sản Địa Phương Chưa "Vào" Được Nhà Máy

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.

02/05/2014
Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.

02/05/2014
Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.

02/05/2014