Hà Tĩnh Trồng Rau Xanh Trên Vùng Cát Bạc Màu

Trồng rau xanh theo công nghệ sạch trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển, điều tưởng như không thực tế nay đang trở thành thực tế tại các địa phương vùng bãi ngang ở tỉnh Hà Tĩnh.
Không chỉ trồng cây chắn gió, chắn cát ven biển, hưởng ứng Tết trồng cây năm nay, người dân xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức ra quân trồng rau xanh trên diện tích đất cát đã được quy hoạch. Những dải đất cát bạc màu từ bao đời hầu như không khả dụng trong sản xuất nông nghiệp nay đã được đánh thức bởi công nghệ trồng rau củ quả trên cát.
Điều khó tin này đến từ kết quả của việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh”. Dự án do Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.
Nhờ áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học với sự tư vấn của chuyên gia nước ngoài nên sau 3 tháng thử nghiệm, 2 ha đất cát hoang hóa ven biển ở huyện Thạch Hà đã trồng thành công các giống cải thảo, cải củ, cà chua, măng tây, năng suất mỗi ha từ 25-30 tấn. Một kết quả chưa từng thấy trên vùng đất vốn không khả dụng về sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển Hà Tĩnh.
Từ thành công bước đầu, vụ xuân năm nay, Hà Tĩnh sẽ mở rộng 20 ha và trong năm 2014 sẽ mở rộng diện tích lên 40 ha rau củ quả trên dải đất cát hoang hóa ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân. Màu xanh của rau đang phủ kín trên những tràng cát bạc màu tưởng như không cây gì có thể sống nổi. Một cơ hội mới trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng bãi ngang đang được mở ra.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến quý I/2014, Hà Nội đã tiếp tục rà soát, định vị được thêm 500 ha rau an toàn (RAT) để tập trung quản lý, chỉ đạo, nâng tổng diện tích RAT năm 2014 lên 5.000 ha.

Theo các hộ trồng điều ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá hạt điều ở thời điểm này (cuối vụ) đã giảm mạnh, hiện còn 15.000 đồng/kg, so với đầu vụ giảm 6.000 đồng/kg. Tình trạng mất mùa do diễn biến bất thường của thời tiết và rớt giá khiến người trồng điều đang lỗ nặng nên nhiều hộ đã chặt bỏ để canh tác cây trồng khác.

Nuôi lươn là mô hình phổ biến ở nhiều địa phương và được nuôi bằng nhiều hình thức. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã Tân An (TX. Tân Châu - An Giang) đã thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn ủ bằng cây bắp khô, thu được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống.

Những năm qua, người dân An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ khá giàu ngày càng tăng. Điển hình có gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1970, ở ấp An Điền Lớn, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm từ nuôi gà lôi (gà Tây).

Là người có kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo, anh Nguyễn Văn Vũ, ấp Mỹ Thới (xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang), cho biết: “Với 2 cái vèo diện tích 6 m2/cái, ban đầu, tôi thả nuôi 2.000 con ếch.