Hà Tĩnh Thắng Đậm Từ Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghệ Cao

Chúng tôi đến cánh đồng của Tổ hợp tác (THT) Nuôi trồng thủy sản Hợp Lực, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đúng vào lúc thu hoạch tôm vụ thu, các xã viên đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...
Gạt vột những giọt mồ hôi trên trán, anh Trương Đặng Tiệp, Tổ trưởng THT Hợp Lực vui mừng, chia sẻ: “Vụ tôm Thu năm nay, chúng tôi đưa vào nuôi toàn bộ diện tích 2 ha (3 hồ) giống tôm thẻ chân trắng.
Nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ cũng như nghiêm ngặt trong việc lựa chọn con giống, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên cả vụ không hề có dịch bệnh, tôm phát triển rất đều, năng suất đạt 10 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 20 tấn.
Với giá trung bình khoảng 120 ngàn đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí, đơn vị thu lợi gần 1,7 tỷ đồng”. Được biết, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của THT Nuôi trồng thủy sản Hợp Lực là một trong những mô hình được đầu tư theo công nghệ cao nên năng suất mỗi vụ đạt rất cao, ít dịch bệnh.
Cẩm Xuyên là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, những năm qua ngoài chính sách của tỉnh huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ, từ đó đã tạo "cú hích" người dân mạnh dạn đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghiệp, năng suất cao. Điều đó được minh chứng qua những năm gần đây, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có quy mô lớn, cho năng suất cao xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương như: Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Lĩnh...
Chỉ mới nuôi tôm vụ đầu tiên nhưng đến nay, HTX Nuôi trồng thủy sản Cẩm Dương đã bỏ ra gần 4 tỷ đồng để đầu tư lót bạt gần 2,5 ha. Ông Dương Chí Dũng - Chủ nhiệm HTX cho biết: “Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi xác định phải thực hiện nghiêm túc các quy trình nuôi. Sau hơn 2 tháng, nhờ thời tiết thuận lợi nên tôm phát triển rất tốt, tổng sản lượng đạt hơn 12 tấn”.
Theo anh Nguyễn Hữu Minh - Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên: Năm nay thời tiết không được thuận lợn nhưng nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật người nuôi tôm các xã ở huyện Cẩm Xuyên vẫn được mùa.
Đến thời điểm này, các hộ thu hoạch tỉa để giảm bớt mật động nhưng ước tính năng suất trung bình đạt 2 tấn/ha. Kết quả này, ngoài nỗ lực của người dân và sự hỗ trợ kỹ thuật của ngành chuyên môn còn có động lực từ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ mà huyện triển khai. Nhiều hộ nuôi trên địa bàn đã tiếp cận được nguồn lực hỗ trợ để cải tạo ao đầm, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang thâm canh.
Thắng lợi lớn nhất của Cẩm Xuyên trong vụ tôm năm nay chính là sự thay đổi về tư duy của người nuôi tôm. Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư con giống, nâng cấp ao đầm để nuôi tôm theo công nghệ cao. Diện tích nuôi quảng canh ngày càng thu hẹp để chuyển dần sang bán thâm canh và thâm canh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Ngày 20/7, Ban lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam do ông Lê Minh Châu - Phó Tổng giám đốc dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ trồng cây cao su tại Thanh Chương. Cùng đi có ông Phạm Trung Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.