Hà Tĩnh Thắng Đậm Từ Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghệ Cao

Chúng tôi đến cánh đồng của Tổ hợp tác (THT) Nuôi trồng thủy sản Hợp Lực, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đúng vào lúc thu hoạch tôm vụ thu, các xã viên đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...
Gạt vột những giọt mồ hôi trên trán, anh Trương Đặng Tiệp, Tổ trưởng THT Hợp Lực vui mừng, chia sẻ: “Vụ tôm Thu năm nay, chúng tôi đưa vào nuôi toàn bộ diện tích 2 ha (3 hồ) giống tôm thẻ chân trắng.
Nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ cũng như nghiêm ngặt trong việc lựa chọn con giống, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên cả vụ không hề có dịch bệnh, tôm phát triển rất đều, năng suất đạt 10 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 20 tấn.
Với giá trung bình khoảng 120 ngàn đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí, đơn vị thu lợi gần 1,7 tỷ đồng”. Được biết, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của THT Nuôi trồng thủy sản Hợp Lực là một trong những mô hình được đầu tư theo công nghệ cao nên năng suất mỗi vụ đạt rất cao, ít dịch bệnh.
Cẩm Xuyên là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, những năm qua ngoài chính sách của tỉnh huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ, từ đó đã tạo "cú hích" người dân mạnh dạn đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghiệp, năng suất cao. Điều đó được minh chứng qua những năm gần đây, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có quy mô lớn, cho năng suất cao xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương như: Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Lĩnh...
Chỉ mới nuôi tôm vụ đầu tiên nhưng đến nay, HTX Nuôi trồng thủy sản Cẩm Dương đã bỏ ra gần 4 tỷ đồng để đầu tư lót bạt gần 2,5 ha. Ông Dương Chí Dũng - Chủ nhiệm HTX cho biết: “Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi xác định phải thực hiện nghiêm túc các quy trình nuôi. Sau hơn 2 tháng, nhờ thời tiết thuận lợi nên tôm phát triển rất tốt, tổng sản lượng đạt hơn 12 tấn”.
Theo anh Nguyễn Hữu Minh - Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên: Năm nay thời tiết không được thuận lợn nhưng nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật người nuôi tôm các xã ở huyện Cẩm Xuyên vẫn được mùa.
Đến thời điểm này, các hộ thu hoạch tỉa để giảm bớt mật động nhưng ước tính năng suất trung bình đạt 2 tấn/ha. Kết quả này, ngoài nỗ lực của người dân và sự hỗ trợ kỹ thuật của ngành chuyên môn còn có động lực từ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ mà huyện triển khai. Nhiều hộ nuôi trên địa bàn đã tiếp cận được nguồn lực hỗ trợ để cải tạo ao đầm, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang thâm canh.
Thắng lợi lớn nhất của Cẩm Xuyên trong vụ tôm năm nay chính là sự thay đổi về tư duy của người nuôi tôm. Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư con giống, nâng cấp ao đầm để nuôi tôm theo công nghệ cao. Diện tích nuôi quảng canh ngày càng thu hẹp để chuyển dần sang bán thâm canh và thâm canh.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá bưởi da xanh ổn định và luôn đứng ở mức khá cao. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ nhưng giá vẫn đứng ở mức 38.000 đ/kg loại I; loại II có giá 28.000 đ/kg; loại III giá 18.000 đ/kg. Với mức giá này sau khi trừ chí đầu tư nhà vườn thu lãi hơn 70%/tổng thu nhập.

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.