Hà Tĩnh tạo được bước đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp

Đoàn đã đến tham quan, kiểm tra mô hình sản xuất rau, củ quả công nghệ cao trên cát của Tổng công ty Khoáng sản& Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn (Thạch Hà).
Được chuyển đổi từ vùng đất cát ven biển sau khai thác quặng với 12 ha năm 2013, đến nay vùng sản xuất này đã được mở rộng trên 120 ha với trên 30 loại rau, củ, quả các loại.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám và đoàn công tác của Bộ NN&PTNT tham quan dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát tại tại xã Thạch Văn (Thạch Hà)...
Hiện tại, vùng sản xuất cho sản xuất và thu hoạch quanh năm với năng suất, chất lượng vượt trội, thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha. Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh đã xây dựng hệ thống cửa hàng trong chuỗi sản xuất khép kín nhằm tạo dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ vùng sản xuất này, toàn tỉnh đã mở rộng dự án này trên 200 ha và quy hoạch sản xuất 400 ha vào vụ đông 2015.
Tiếp đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cùng đoàn đã đi kiểm tra mô hình nuôi cá mú của HTX nuôi trồng và kinh doanh Việt Hải, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên). Mô hình có diện tích 4 ha, sau 4,5 tháng thả giống, cá phát triển tốt, có trọng lượng đồng đều (khoảng 1 kg/con), dự kiến khoảng 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch.
... kiểm tra mô hình nuôi cá mú của HTX nuôi trồng và kinh doanh Việt Hải, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên)...
Tại Thị xã Kỳ Anh, đoàn đã đến thăm mô hình nuôi tôm trên cát của Công ty Grobess, Kỳ Phương. Đây là mô hình nuôi tôm áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến. Bước sang vụ thứ hai, mô hình mở rộng ra 20 ha với năng suất 30 tấn/ha.
Sau khi kiểm tra các mô hình sản xuất, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo và kết quả đạt được của Hà Tĩnh trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Đặc biệt, với việc ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Hà Tĩnh đã tạo được bước đột phá về tổ chức sản xuất và mô hình tăng trưởng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT mong muốn Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có nhiều cách làm hay để nhân rộng mô hình điển hình trên cơ sở tập trung, đồng bộ nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập sâu với nền kinh tế thị trường trong nước và thế giới.
Cũng trong buổi chiều, đoàn đã tham quan một số công trình thuộc dự án Fomosa Hà Tĩnh. Theo kế hoạch, đoàn sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh về những kết quả trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sáng mai (11/9).
Có thể bạn quan tâm

Có người sự phát minh, sáng chế đến một cách tình cờ, trong khi đối với người khác là do sự đam mê nghiên cứu. Còn anh Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Gò Công (Phường 3, TX. Gò Công - Tiền Giang) những sáng kiến của anh đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của thực tế sản xuất và đời sống

Mỹ Phước Tây là xã điểm của TX. Cai Lậy (Tiền Giang) được chỉ đạo thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với mục tiêu hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, CĐML vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại.

Ngày 12/6/2014, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua bông thanh long rầm rộ ở nhiều nơi hiện nay là chiêu trò lừa gạt nhà vườn.

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi động vật hoang dã thuộc 2 xã Minh Tân và Long Tân được nghe cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương hướng dẫn cho những hộ chăn nuôi những kiến thức về chăm sóc, vệ sinh và phòng bệnh, bên cạnh đó triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi động vật hoang dã.

Thời điểm này, các đồng khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) vào vụ thu hoạch. So với đầu vụ hồi tháng 3âl, khoai trúng mùa nhưng giá rớt thê thảm, chỉ còn hơn 200.000 đ/tạ. Người trồng khoai điêu đứng vì không có lời, thậm chí lỗ lã.