Hà Tĩnh tạo được bước đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp

Đoàn đã đến tham quan, kiểm tra mô hình sản xuất rau, củ quả công nghệ cao trên cát của Tổng công ty Khoáng sản& Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn (Thạch Hà).
Được chuyển đổi từ vùng đất cát ven biển sau khai thác quặng với 12 ha năm 2013, đến nay vùng sản xuất này đã được mở rộng trên 120 ha với trên 30 loại rau, củ, quả các loại.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám và đoàn công tác của Bộ NN&PTNT tham quan dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát tại tại xã Thạch Văn (Thạch Hà)...
Hiện tại, vùng sản xuất cho sản xuất và thu hoạch quanh năm với năng suất, chất lượng vượt trội, thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha. Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh đã xây dựng hệ thống cửa hàng trong chuỗi sản xuất khép kín nhằm tạo dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ vùng sản xuất này, toàn tỉnh đã mở rộng dự án này trên 200 ha và quy hoạch sản xuất 400 ha vào vụ đông 2015.
Tiếp đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cùng đoàn đã đi kiểm tra mô hình nuôi cá mú của HTX nuôi trồng và kinh doanh Việt Hải, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên). Mô hình có diện tích 4 ha, sau 4,5 tháng thả giống, cá phát triển tốt, có trọng lượng đồng đều (khoảng 1 kg/con), dự kiến khoảng 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch.
... kiểm tra mô hình nuôi cá mú của HTX nuôi trồng và kinh doanh Việt Hải, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên)...
Tại Thị xã Kỳ Anh, đoàn đã đến thăm mô hình nuôi tôm trên cát của Công ty Grobess, Kỳ Phương. Đây là mô hình nuôi tôm áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến. Bước sang vụ thứ hai, mô hình mở rộng ra 20 ha với năng suất 30 tấn/ha.
Sau khi kiểm tra các mô hình sản xuất, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo và kết quả đạt được của Hà Tĩnh trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Đặc biệt, với việc ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Hà Tĩnh đã tạo được bước đột phá về tổ chức sản xuất và mô hình tăng trưởng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT mong muốn Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có nhiều cách làm hay để nhân rộng mô hình điển hình trên cơ sở tập trung, đồng bộ nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập sâu với nền kinh tế thị trường trong nước và thế giới.
Cũng trong buổi chiều, đoàn đã tham quan một số công trình thuộc dự án Fomosa Hà Tĩnh. Theo kế hoạch, đoàn sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh về những kết quả trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sáng mai (11/9).
Có thể bạn quan tâm

Đó là hướng đi của một số hộ nông dân ở các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu mà còn bảo đảm môi trường sản xuất, sinh hoạt.

Có thể nói, hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng so với các loại cây trồng khác nên diện tích trồng cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai không ngừng được mở rộng. Thực tế trên cũng đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có câu hỏi cây hồ tiêu phát triển ồ ạt như hiện nay là lợi hay hại?

Sau 6 năm (từ năm 2002 - 2008) miệt mài nghiên cứu, lai, chọn tạo, khảo nghiệm, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An (thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên) đã cho ra đời hai giống lúa PY1 và PY2. Đến nay, hai giống lúa này đã trở thành bộ giống chủ lực trong cơ cấu giống của nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm tại Phú Yên.

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…