Hà Tĩnh Quy Hoạch Gần 700 Ha Rau, Củ, Quả Công Nghệ Cao

Tỉnh Hà Tĩnh vừa triển khai quy hoạch vùng sản xuất rau, củ, quả trên đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh theo hướng công nghệ cao.
Việc quy hoạch của tỉnh nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn lực xã hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng chuyên canh, có năng suất, chất lượng tốt, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc quy hoạch các vùng sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao trên cát với diện tích 684,1 ha thuộc địa bàn 13 xã của 4 huyện: Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; sản lượng đạt 23.000 tấn, giá trị sản xuất gần 230 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 6 triệu USD/năm; giải quyết việc làm cho 12.000 lao động với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch cũng nhằm hình thành mạng lưới kênh tiêu thụ ổn định, xây dựng thương hiệu "Rau tươi sạch Hà Tĩnh", bảo đảm số lượng - chất lượng - an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP.
Có thể bạn quan tâm
Tuy đang trong thời điểm mùa lũ nhưng giá các loại rau màu trên địa bàn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) luôn ở mức thấp, năng suất không cao, nhiều nông dân không thu lợi nhuận.

Sau một thời gian giảm xuống ở mức thấp, giá nhiều loại lúa, gạo tại ĐBSCL tăng từ 100 - 200 đồng/kg so với cách nay 2 tuần. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, An Giang…

Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 32/CĐ-TW yêu cầu các tỉnh, TP, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất.

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.