Hà Nội Nuôi Bò BBB Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện tại đã có 9.130 con bê lai F1 sinh ra, hiệu quả thu về từ dự án đạt khoảng 146 – 164 tỷ đồng, giá trị gia tăng đem lại cho bà con nông dân từ nuôi bê lai F1 BBB so với chăn nuôi bê lai thịt khác khoảng 74 – 73 tỷ đồng.
Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, triển khai dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo gống bò BBB trên nền bò thịt lai sind thành bò lai F1 hướng thịt, công ty đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 2 lớp tập huấn cho 96 cán bộ, kỹ thuật viên. Đồng thời tổ chức 24 lớp tập huấn kỹ thuật cho 2.400 lượt hộ chăn nuôi.
Công ty đã tiến hành bình tuyển đàn bò cái nền đạt tiêu chuẩn và triển khai phối giống cho đàn bò cái nền theo hình thức cuốn chiếu. Kết quả, tổng số liều tinh đã phối của dự án đến hết năm 2014 là 30.258 liều. Số bò cái nền khám có chửa của dự án đến hết năm 2014 là 18.554 con. Số bê F1 sinh ra là 9.130 con, trong đó riêng năm 2014 là 6.618 con bê sinh ra. Khối lượng sơ sinh đạt bình quân 29,5 kg/con.
Qua theo dõi 100% số bê F1 BBB sinh ra trọng lượng từ 28 - 31kg/con, trong khi trọng lượng bê sơ sinh F1 của các giống bò thịt khác đạt bình quân 18 – 21kg/con. Bê F1 sinh ra khỏe mạnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống, tăng trọng nhanh, bình quân 26 – 28 kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30kg/tháng.
Hiện nay, bê F1 BBB sau cai sữa (khoảng 4 tháng) đã được các thương lái thu mua về gột vỗ béo trả giá rất cao, khoảng 16 – 18 triệu đồng/bê, đắt hơn so với bê lai thịt khác cùng tuổi khoảng 6 – 8 triệu đồng/con. Hiện tại đã có 9.130 con bê lai F1 sinh ra, hiệu quả thu về từ dự án đạt khoảng 146 – 164 tỷ đồng, giá trị gia tăng đem lại cho bà con nông dân từ nuôi bê lai F1 BBB so với chăn nuôi bê lai thịt khác khoảng 74 – 73 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.