Hà Nội Nghiên Cứu Thành Công Giống Lúa Mới Năng Suất Cao

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết đã nghiên cứu thành công giống lúa mới vụ Xuân 2014, kết quả thu hoạch lúa vụ Xuân đạt hiệu quả rất rõ rệt về chống đổ, khả năng chịu rét, chống nhiễm bệnh và năng suất đạt cao hơn giống lúa truyền thống từ 5-10 tạ/ha.
Được biết, vụ Xuân 2014, Trung tâm đã khảo nghiệm nhóm năng suất gồm giống DQ12 và KB2, nhóm đối chứng là Khang dân 18; Nhóm chất lượng gồm giống Sơn Lâm 1, Thuần Việt 1 và Hương cốm 4, giống đối chứng là Bắc thơm số 7 tại các xã đại diện cho các vùng sinh thái sản xuất lúa của Hà Nội như xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ; xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức; xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn và Trạm thực nghiệm giống cây trồng của Trung tâm tại Thường Tín.
Kết quả khảo nghiệm nhóm lúa thuần chất lượng cho thấy giống Sơn Lâm 1 có thời gian sinh trưởng tương đương Bắc thơm số 7, chống đổ trung bình, khả năng chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rầy trung bình, bạc lá, đạo ôn nhẹ, năng suất trung bình 56,39 tạ/ha, cao hơn BT7 5-7 tạ/ha, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn trũng.
Giống Thuần Việt 1 có thời gian sinh trưởng dài hơn Bắc thơm số 7 từ 5-7 ngày, chống đổ khá, khả năng chịu rét khá, kháng khô vằn, bạc lá, bọ rầy, đạo ôn khá, nhiễm đốm nâu nhẹ, năng suất trung bình 56,68 tạ/ha cao hơn Bắc thơm số 7 từ 5-10 tạ/ha, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn trũng.
Đánh giá khảo nghiệm nhóm lúa thuần năng suất cho thấy, giống DQ12 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống Khang dân 18 từ 3-5 ngày, chống đổ trung bình, khả năng chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rầy trung bình, nhiễm đạo ôn nhẹ, năng suất trung bình 63,12 tạ/ha tương đương giống Khang dân 18, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn cao.
Trong sản xuất thử nghiệm tiến hành với hai giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá và QR2 tại các Hợp tác xã nông nghiệp xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ; xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức; xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, trên tổng diện tích 9ha. Các giống được gieo cấy trong khung thời vụ của từng địa phương.
Kết quả thử nghiệm tại các hợp tác xã cho thấy, giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá thời gian sinh trưởng từ 133-135 ngày, chống đổ, chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rày, đạo ôn nhẹ, năng suất đạt từ 52-60 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, thích hợp các chân ruộng vàn, vàn cao.
Giống QR2 thời gian sinh trưởng từ 128 đến 130 ngày, ngắn hơn Bắc thơm 5-7 ngày, chống đổ và khả năng chịu rét khá, nhiễm khô vằn, bọ rày trung bình, bạc lá, đạo ôn nhẹ, năng suất đạt từ 54-56 tạ/ha; thích hợp các chân ruộng vàn, vàn cao.
Qua đánh giá ba vụ cho thấy giống QR2 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn Khang dân từ 5-7 ngày, năng suất 54-56 tạ/ha, gạo dẻo có thể bố trí cấy vụ mùa để có đất sớm làm vụ Đông.
Qua đó, có kết quả chính xác trước khi đưa các giống lúa mới này ra sản xuất thử nghiệm trên diện rộng, đồng thời tiếp tục cho sản xuất thử nghiệm giống QR2 ở vụ mùa để có kết luận chính xác trước khi đưa vào cơ cấu giống lúa của Hà Nội, đưa giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá vào cơ cấu giống sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2014 để giảm bớt giống Bắc thơm số 7 hiện nay do dễ bị nhiễm bệnh bạc lá nhất là trong vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.

Đại lý giới thiệu cho anh Bẩy loại phân Urê - Silic của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu về dùng thử. Anh đã dùng một phần trong số này rắc quanh gốc cà phê, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, qua nhiều lần tưới nước và xới gốc, những hạt đen của phân vẫn trơ như sỏi đá. Thử hoà phân này trong nước thấy chỉ tan được một nửa. Nửa còn lại kết tủa thành từng mảng keo dính, như đất sét.

Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.