Hà Nội Hợp Tác Phân Phối Nước Mắm Phú Quốc

5 doanh nghiệp bán lẻ lớn của Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” tại hội thảo “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm và kinh nghiệm đăng ký ở châu Âu” diễn ra sáng nay (22/7).
Sự kiện này là dấu mốc quan trọng vì Hà Nội là thị trường lớn của cả nước, và là địa bàn trung chuyển hàng hóa nội địa cũng như xuất nhập khẩu.
Đây là sự kiện kết thúc Tuần lễ truyền thông Chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam với sự tài trợ của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU – Mutrap) tổ chức diễn ra từ ngày 15 đến 22/7/2014.
Hiện nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên được bảo hộ trong nước về chỉ dẫn địa lý và là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại Liên minh châu Âu, đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia ngoài châu Âu có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường này.
Theo ông Bryan Fornari, Phó ban hợp tác và phát triển phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, giấy Chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) là một công cụ tiếp thị quan trọng, giúp cho nước mắm Phú Quốc bán chạy hơn ở EU và các thị trường khác, nhưng đây mới chỉ là bước đầu.
Cần phải nghiên cứu làm sao chứng chỉ PDO có thể đem lại lợi nhuận thông qua một chiến lược tiếp thị hiệu quả, cho phép thương hiệu sản phẩm trở nên nổi tiến bởi chất lượng cảu sản phẩm đó, đây là một thách thức đang ở phía trước.
Ông Trần Hữu Nam- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ- cho rằng, việc phân phối, kinh doanh sản phẩm nước mắm đủ điều kiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích thương mại mà còn thể hiện trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc nói riêng và chỉ dẫn địa lý Việt Nam nói chung.
Ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” giữa Hiệp hội nước mắm Phú Quốc với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, đây là lần đầu tiên, chỉ dẫn địa lý Phú Quốc sản phẩm nước mắm được giới thiệu một cách chính thức và quy mô đến người tiêu dùng, đến các đơn vị phân phối tại Hà Nội.
Hội thảo hướng tới các nhà phân phối và người tiêu dùng nước mắm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng đúng sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc”, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống hàng giả hàng nhái cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng và quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tại hội thảo đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” giữa Hiệp hội nước mắm Phú Quốc với 5 doanh nghiệp phân phối lớn tại miền Bắc là: Hapro, Fivimart, Công ty cổ phần Đồng Xuân, Oceanmart và Big C Thăng Long.
Ông Nguyễn Tiến Vượng- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro- cho biết, Hệ thống siêu thị HaproMart đã phân phối sản phẩm nước mắm Phú Quốc từ lâu. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác này sẽ giúp cho siêu thị cũng như người tiêu dùng nhận biết được rõ những sản phẩm nào đúng là sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc”, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm có chỉ dẫn địa lý.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.