Hà Nội đã có 1.000ha rau an toàn

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội đã ban hành quyết định triển khai Đề án sản xuất rau an toàn với mục tiêu đến hết năm 2015 đạt 5.000-5.500ha.
Đến nay, nhiều hộ cũng đã có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và ngành nông nghiệp nhiều hộ đã ban hành 30 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT; 10 quy trình rau hữu cơ, 1 quy trình sản xuất khoai tây an toàn bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Chi cục BVTV phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn lập 31 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau an toàn tập trung với diện tích 2.197ha, có 10 dự án đã được đầu tư và đưa vào sử dụng; phối hợp chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất.
Đồng thời, tổ chức 818 lớp huấn luyện nông dân về IPM rau cho 24.540 nông dân và 825 lớp tập huấn ngắn hạn về an toàn thực phẩm trong sản xuất rau an toàn cho 66.000 người.
Nông dân xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội từ lâu đã áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn cho giá trị cao.
Từ các hoạt động trên đã tác động tích cực, làm thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV của nông dân.
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học khoảng 60%, giảm 30% số lần sử dụng thuốc.
Chi phí sử dụng thuốc BVTV giảm 50%, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hái sản phẩm.
Năm 2014, lượng thuốc BVTV sử dụng trên các cây trồng (trong đó có rau) là 360 tấn chỉ bằng 0,3% so với toàn quốc là 116.582 tấn.
Tỷ lệ mẫu rau phân tích vượt dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép thấp (hàng năm phân tích 300-1.000 mẫu rau, chỉ có khoảng 1% mẫu vượt ngưỡng).
Năng suất rau tăng 18%, sản lượng đạt 400.000 tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng, giá trị sản xuất đạt 300-500 triệu đồng/ha/năm.
Riêng tại các vùng trồng rau trái vụ tăng thêm 3-5 vụ/năm (rau cải 5 vụ, su hào 3 vụ), giá trị sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ha/năm, có diện tích đạt 2 tỷ đồng/ha/năm (Yên Viên), tổng giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng/năm tương đương 30.000 ha lúa/vụ.
Giá trị sản xuất rau an toàn cao hơn sản xuất rau thường từ 10-20%.
Dự kiến, trong thời gian tới, Chi cục BVTV Hà Nội đề xuất xây dựng ”Dự án chuỗi cung cấp rau an toàn cho thành phố Hà Nội” để từng bước đáp ứng nhu cầu rau an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế dịch bệnh trên ao nuôi tôm kém hiệu quả, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình Nuôi cá chim vây vàng tại hồ nuôi ở xã Hạ Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Thuận (thị trấn Ba Đồn). Sau hơn 4 tháng nuôi, mô hình đã đạt được hiệu quả bước đầu.

Thông qua huấn luyện kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Tân Châu và hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân các xã, phường ở Tân Châu ứng dụng thành công các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và môi trường trên địa bàn dân cư được cải thiện tốt hơn.

Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính. Từ năm 2013, để đa dạng hóa các đối tượng nuôi Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo và kết quả mang lại rất khả quan.