Hà Nội có 5.500ha rau an toàn

Vụ xuân 2015, toàn TP gieo trồng hơn 124.000ha, trong đó diện tích lúa 99.812ha, năng suất đạt 60,87 tạ/ha. Cơ cấu giống lúa phát triển theo hướng tăng nhanh diện tích lúa chất lượng cao, giảm tối đa diện tích lúa có thời gian sinh trường dài ngày.
Hiện nay, đang tập trung chỉ đạo các huyện triển khai làm đất và gieo cấy lúa mùa đảm bảo thời vụ. Kế hoạch gieo cấy lúa mùa năm 2015 là 98.487ha. Tính đến 30/6 diện tích mạ mùa đã gieo đạt 4.919ha, đạt 100% kế hoạch diện tích làm đất được trên 90%, diện tích gieo cấy được hơn 65.000ha, đạt 66% kế hoạch.
Về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, trong 6 tháng đầu năm toàn TP đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha. Mạng lưới tiêu thụ rau an toàn hiện có gần 60 cửa hàng, quầy bán rau an toàn với sản lượng tiêu thụ trung bình 50 – 120 kg/cửa hàng/ngày. Ngoài ra, có 60 điểm siêu thị kinh doanh RAT, sản lượng bình quân từ 80 – 200 kg/siêu thị/ngày, có gần 10 DN đang tham gia sản xuất, kinh doanh RAT trên địa bàn TP...
Về chăn nuôi, tình hình chăn nuôi từ đầu năm đến nay nhìn chung ổn định, không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; đối với bệnh truyền nhiễm thông thường xảy ra một số bệnh nhưng mang tính chất lẻ tẻ.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt đề nghị Sở NN&PTNT rà soát, kiểm tra, đánh giá cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các nội dung, chương trình, đề án. Trong đó kịp thời điều chỉnh các nội dung cho phù hợp và sớm hướng dẫn các huyện, thị xã triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau dồn điền đổi thửa.
Về công tác đê điều, thủy lợi, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở rà soát, chuẩn bị báo cáo chi tiết về tình hình vi phạm đê điều toàn TP, trong đó phân tích rõ từng nhóm vi phạm và đánh giá mức độ an toàn để xem vi phạm nào phải giải quyết, vi phạm nào cần khoanh lại xử lý sau. Đồng thời làm tốt công tác tưới tiêu, quan tâm tới tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và rau quả vùng đồi gò. Phó Chủ tịch cũng đề nghị Sở tập trung làm tốt công tác chăm sóc cây trồng vụ mùa, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và sớm xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Quý I/2012 trôi qua với đầy sóng gió cho hàng loạt mặt hàng nông sản XK của nước ta, đặc biệt là mặt hàng điều và cà phê. Duy nhất chỉ hồ tiêu vẫn giữ được “phong độ” khi giá bán ngay từ đầu niên vụ mới 2012 đã cao gấp 30% so với cùng kỳ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.

Nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh và sản phẩm rắn đã xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân.

Tỉnh Đồng Nai, nơi được coi là “vương quốc heo” đang điêu đứng vì giá heo liên tục tụt dốc, từ 52.000 đ/kg nay chỉ còn 42.000 đ/kg. Điều đáng nói, trong khi nhiều mặt hàng như lúa gạo, cá ba sa, cá tra khi giá rớt “đáy” Chính phủ đều có gói giải pháp để cứu, nhưng con heo thì chẳng thấy ai quan tâm.