Hà Nội có 5.500ha rau an toàn

Vụ xuân 2015, toàn TP gieo trồng hơn 124.000ha, trong đó diện tích lúa 99.812ha, năng suất đạt 60,87 tạ/ha. Cơ cấu giống lúa phát triển theo hướng tăng nhanh diện tích lúa chất lượng cao, giảm tối đa diện tích lúa có thời gian sinh trường dài ngày.
Hiện nay, đang tập trung chỉ đạo các huyện triển khai làm đất và gieo cấy lúa mùa đảm bảo thời vụ. Kế hoạch gieo cấy lúa mùa năm 2015 là 98.487ha. Tính đến 30/6 diện tích mạ mùa đã gieo đạt 4.919ha, đạt 100% kế hoạch diện tích làm đất được trên 90%, diện tích gieo cấy được hơn 65.000ha, đạt 66% kế hoạch.
Về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, trong 6 tháng đầu năm toàn TP đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha. Mạng lưới tiêu thụ rau an toàn hiện có gần 60 cửa hàng, quầy bán rau an toàn với sản lượng tiêu thụ trung bình 50 – 120 kg/cửa hàng/ngày. Ngoài ra, có 60 điểm siêu thị kinh doanh RAT, sản lượng bình quân từ 80 – 200 kg/siêu thị/ngày, có gần 10 DN đang tham gia sản xuất, kinh doanh RAT trên địa bàn TP...
Về chăn nuôi, tình hình chăn nuôi từ đầu năm đến nay nhìn chung ổn định, không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; đối với bệnh truyền nhiễm thông thường xảy ra một số bệnh nhưng mang tính chất lẻ tẻ.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt đề nghị Sở NN&PTNT rà soát, kiểm tra, đánh giá cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các nội dung, chương trình, đề án. Trong đó kịp thời điều chỉnh các nội dung cho phù hợp và sớm hướng dẫn các huyện, thị xã triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau dồn điền đổi thửa.
Về công tác đê điều, thủy lợi, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở rà soát, chuẩn bị báo cáo chi tiết về tình hình vi phạm đê điều toàn TP, trong đó phân tích rõ từng nhóm vi phạm và đánh giá mức độ an toàn để xem vi phạm nào phải giải quyết, vi phạm nào cần khoanh lại xử lý sau. Đồng thời làm tốt công tác tưới tiêu, quan tâm tới tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và rau quả vùng đồi gò. Phó Chủ tịch cũng đề nghị Sở tập trung làm tốt công tác chăm sóc cây trồng vụ mùa, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và sớm xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, người nuôi tôm ở Cà Mau tập trung ồ ạt thu hoạch tôm nguyên liệu dù giá bán ra đang xuống thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến giá tôm tiếp tục giảm sâu bởi nguồn cung ứng cho chế biến xuất khẩu tại các nhà máy đang dư thừa.

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.

Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.