Hà Nội chuyển diện tích đất lúa sang nuôi thủy sản

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2016 sẽ chuyển khoảng 6.500 ha và giai đoạn 2016 - 2020 chuyển khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác, kết hợp nuôi thủy sản. Đây là đất lúa kém hiệu quả, hoặc vùng chiêm trũng. Cùng với nuôi thủy sản, các loại cây trồng thay thế bao gồm:ngô, đậu tương, rau, đậu thực phẩm, khoai, hoa cây cảnh…
Tính đến nay, toàn thành phố có trên 21.000 ha diện tích nuôi thủy sản, sản lượng đạt khoảng 90.000 tấn, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi quy mô 30 - 200 ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ gia đình đã trồng trên 1 mẫu khoai tây như gia đình ông Thu, ông Tùng, ông Thúy, ông Ân, Chị Tươi… hay những hộ chỉ có 1 lao động cũng trồng đến 3 – 5 sào, như bà Mong, bà Thắm, bà Cải…

Vừa qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Huyền Tụng tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đực là chính theo hướng GAP.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối với tôm nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh.

Tuần qua, giá cá bống tượng tăng lên 280.000 đồng/kg, cá chình tăng 410.000 đồng/kg. Với mặt bằng giá như thế đã mang lại niềm hy vọng mới cho nông dân từng gắn bó với mô hình này trong nhiều năm qua. Nhiều nông dân có ý định tiếp tục duy trì mô hình này để tăng thu nhập.

Trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) và là Chủ tịch Công ty cổ phần Hùng Vương, đã đề cập đến cách mà các doanh nghiệp sẽ vượt khó, những thách thức cũng như triển vọng kinh doanh cho ngành này năm 2014.