Hạ Lang Tiêm Hơn 22 Nghìn Liều Vắc Xin Phòng Bệnh Trên Gia Súc

Từ đầu năm đến nay, Trạm Thú y huyện Hạ Lang phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tiêm 22.030 liều vắc xin phòng các loại bệnh dịch trên gia súc.
Trong đó: 7.600 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò, đạt 51,6% KH; 6.280 liều vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò, đạt 36,94% KH; 350 liều vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn, đạt 6,36% KH; 7.800 liều vắc xin phòng dịch tả ở lợn, đạt 47,33% KH.
Hiện nay, trên địa bàn huyện, tổng đàn gia súc, gia cầm 119.746 con. Trong đó: 7.336 con trâu, 6.713 con bò, 20.749 con lợn, 84.948 con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.