Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạ Hòa Khắc Phục Khó Khăn Trong Sản Xuất Vụ Đông

Hạ Hòa Khắc Phục Khó Khăn Trong Sản Xuất Vụ Đông
Ngày đăng: 27/11/2014

Trong những năm gần đây diện tích ngô vụ đông trên địa bàn huyện Hạ Hòa giảm dần. Nguyên nhân do yêu cầu khắt khe về thời vụ, ngô phải gieo trước ngày 30-9, trong khi đó lao động đi làm ăn xa, hoặc chọn công việc khác thu nhập cao hơn dẫn đến thiếu lao động khi vào mùa vụ. Hơn nữa, thời điểm thu hoạch lúa mùa, gieo trồng ngô đông thường mưa nhiều nên cũng làm chậm tiến độ sản xuất. 

Đồng chí Lữ Mạnh Thắng - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Trước thực trạng như vậy, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ mùa, bố trí cấy lúa mùa sớm để kịp làm cây vụ đông ưa ấm; đồng thời tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách mới đến người dân nhằm khuyến khích bà con tích cực tham gia sản xuất. Huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa cây trồng, ưu tiên các cây có giá trị kinh tế cao. Ngoài ngô là cây chủ lực huyện khuyến khích mở rộng diện tích trồng bí, khoai tây, rau xanh các loại…”.

Vụ đông năm nay toàn huyện Hạ Hòa đã trồng được 535ha ngô, 450ha rau, 20ha lạc, 65ha khoai lang, 10ha khoai tây và 21ha đậu đỗ các loại… Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như bí đao, dưa chuột lai, cà chua, ớt… được trồng tập trung ở các xã trong vùng Dự án Nông nghiệp cận đô thị và các xã có điều kiện, kinh nghiệm và khả năng đầu tư thâm canh cao gồm: Văn Lang, Chuế Lưu, Hiền Lương, Liên Phương, Minh Hạc, Mai Tùng, Vĩnh Chân…

Đặc biệt xã Văn Lang đã mở rộng diện tích trồng bí đao lên 56ha, trong đó có 26ha thuộc Dự án nông nghiệp cận đô thị, 30ha người dân tự trồng. Đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi ha đạt 50 triệu đồng/vụ, tương ứng 150 triệu đồng/ha/năm. Ngoài cây bí, xã Văn Lang còn mở rộng diện tích trồng cà chua, rau xanh các loại cung cấp cho thị trường. Không riêng Văn Lang, các xã khác trên địa bàn cũng được huyện khuyến khích tiếp tục trồng rau xanh các loại còn trong khung lịch thời vụ.

Tuy nhiên, khó khăn trong sản xuất vụ đông ở Hạ Hòa còn do hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động. Ông Nguyễn Trọng Đông ở khu 9 xã Văn Lang cho biết: “Nhìn các khu khác trồng bí, trồng rau có hiệu quả chúng tôi cũng muốn làm cây vụ đông nhưng ruộng sâu trũng, úng nước  không thể làm được”.

Để khắc phục khó khăn  cho sản xuất vụ đông, Phòng Nông nghiệp phối hợp với Phòng Tài chính, các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện về biện pháp tổ chức thực hiện trong công tác chỉ đạo sản xuất và đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kịp thời, hiệu quả.

Trạm Khuyến nông phối hợp với Đài truyền thanh huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thường xuyên xây dựng các chuyên mục về kỹ thuật chăm sóc cây trồng; tập huấn chuyển giao TBKT; phối hợp với Công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cung ứng kịp thời cho các xã, thị trấn tham gia chương trình mua phân bón chậm trả phục vụ sản xuất vụ đông.

Trong những ngày này, Trạm BVTV đang tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng kịp thời tham mưu cho UBND huyện để chỉ đạo phòng trừ đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Trạm Thủy nông và các HTX dịch vụ thủy lợi cung cấp nước tưới cho cây trồng vụ đông.

Thiết nghĩ để nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông ở Hạ Hòa, ngoài giải pháp trên, cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ người dân về giống, tiến bộ KHKT; phát triển mạnh chăn nuôi để tiêu thụ sản phẩm trồng trọt; triển khai chính sách liên kết với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ sản phẩm cho người dân; quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất vụ đông.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201411/ha-hoa-khac-phuc-kho-khan-trong-san-xuat-vu-dong-2378226/


Có thể bạn quan tâm

Xác Định “Thủ Phạm” Gây Hại Cao Su Lâm Đồng Xác Định “Thủ Phạm” Gây Hại Cao Su Lâm Đồng

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

30/03/2013
Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

29/06/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Trĩ Đỏ Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.

31/03/2013
Tập Huấn Phòng Bệnh Cho Thanh Long Tập Huấn Phòng Bệnh Cho Thanh Long

Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.

30/06/2013
Cần Phục Hồi Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Vàm Cỏ Đông Ở Tây Ninh Cần Phục Hồi Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Vàm Cỏ Đông Ở Tây Ninh

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.

31/03/2013