Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạ giá thành sản xuất lúa gạo

Hạ giá thành sản xuất lúa gạo
Ngày đăng: 16/11/2015

Giảm giá thành sản xuất

Theo UBND huyện Tam Nông, tổng diện tích cánh đồng lớn gắn với liên kết và mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị là gần 48.000ha, chiếm 67,6 diện tích sản xuất của huyện.

Từ hiệu quả của việc áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như “quy trình 3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất lúa 343 đồng/kg, lợi nhuận tăng thêm gần 4 triệu đồng/ha so với sản xuất truyền thống.

Riêng thực hiện đề án liên kết thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo với diện tích 16.500ha ở 12 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được Công ty phân bón Bình Điền và Công ty thuốc Bảo vệ thực vật Sài Gòn đầu tư vật tư đầu vào với tổng kinh phí 1.306 triệu đồng.

Theo đó, Công ty TNHH TM XNK Lộc Anh liên kết thu mua được 1.608/11.888 tấn theo giá thị trường và hỗ trợ thêm 150 đồng/kg.

Qua điều tra, giá thành sản xuất bình quân 2.400 đồng/kg, giảm 577 đồng/kg, lợi nhuận tăng thêm 5 triệu đồng/ha.

Mô hình tích tụ ruộng đất được thực hiện thời gian qua tại huyện Tam Nông là một dấu ấn mà huyện định hướng trong thời gian tới.

Mô hình thay đổi tổ chức sản xuất, hình thành doanh nghiệp trong nông nghiệp và phân công lại lao động ở nông thôn.

Với mô hình này, trước mắt có 28 hộ của 3 HTX đăng ký trên 126ha.

Ngoài ra, huyện thực hiện dự án lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP.

Trong vụ lúa đông xuân, phối hợp Công ty cổ phần Nông nghiệp GAP thực hiện thí điểm 20,7ha tại Cù Lao Chim.

Công ty cung ứng giống lúa, phân, thuốc hữu cơ cho nông dân trả chậm đến cuối vụ không tính lãi suất và mua lúa của nông dân với giá cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg, giảm 15% tổng chi phí đầu tư.

Theo ông Nguyễn Văn Trãi - Giám đốc HTX Tân Cường, hiện nay việc xã viên sử dụng giống xác nhận khá cao với trên 90%, cộng với mô hình sử dụng chế phẩm sinh học của công ty cung ứng đầu vào đã giúp cho xã viên giảm chi phí sản xuất từ 1 - 1,5 triệu đồng/ha.

Thiếu doanh nghiệp đồng hành

Tại buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng với địa phương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo huyện Tam Nông cũng nêu lên những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, cụ thể như việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chưa chặt chẽ.

Theo đó, huyện đang tiến hành và kiến nghị tỉnh hỗ trợ tìm doanh nghiệp đủ lực, gắn kết lâu dài để việc liên kết giữa HTX và doanh nghiệp được bền chặt.

Song song đó, cần có những lớp “dạy nghề” cho nông dân làm hợp đồng, tạo nên sự chuyên nghiệp trong liên kết.

Thông tin thị trường cũng là vấn đề quan trọng mà huyện kiến nghị với tỉnh.

Trong hướng đi sắp tới huyện sẽ tiến đến xây dựng thương hiệu gạo nhằm tăng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, HTX Tân Cường đang xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo như gạo tím than.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trải, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đơn vị có thể thực hiện nhưng để xây dựng thương hiệu chắc chắn, sức của HTX hiện vẫn chưa kham nổi mà cần có sự hỗ trợ của tỉnh, huyện.

Bởi không chỉ có sự nỗ lực của địa phương mà phải cần nguồn vốn lớn, sự hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại...

Ông Trãi cũng thông tin thêm, hiện nay giống lúa là vấn đề then chốt, trong khi giống lúa Jasmin mà đơn vị thực hiện đến nay về mùi thơm, độ dẻo bị giảm sút.

Đây cũng là bài toán đặt ra cần sự hỗ trợ của tỉnh và ngành chức năng.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đối với huyện Tam Nông đầu tàu trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ngành hàng lúa gạo, các ngành hữu quan phải đặc biệt quan tâm trong việc thu hút doanh nghiệp cho địa phương để thực hiện liên kết sản xuất.

Đồng thời cùng với địa phương xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo nhằm nâng cao giá trị sản phẩm...


Có thể bạn quan tâm

Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

09/07/2014
Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

18/06/2014
Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014 Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

09/07/2014
Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

09/07/2014
Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.

18/06/2014