Hạ giá thành sản xuất lúa gạo
Giảm giá thành sản xuất
Theo UBND huyện Tam Nông, tổng diện tích cánh đồng lớn gắn với liên kết và mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị là gần 48.000ha, chiếm 67,6 diện tích sản xuất của huyện.
Từ hiệu quả của việc áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như “quy trình 3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất lúa 343 đồng/kg, lợi nhuận tăng thêm gần 4 triệu đồng/ha so với sản xuất truyền thống.
Riêng thực hiện đề án liên kết thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo với diện tích 16.500ha ở 12 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được Công ty phân bón Bình Điền và Công ty thuốc Bảo vệ thực vật Sài Gòn đầu tư vật tư đầu vào với tổng kinh phí 1.306 triệu đồng.
Theo đó, Công ty TNHH TM XNK Lộc Anh liên kết thu mua được 1.608/11.888 tấn theo giá thị trường và hỗ trợ thêm 150 đồng/kg.
Qua điều tra, giá thành sản xuất bình quân 2.400 đồng/kg, giảm 577 đồng/kg, lợi nhuận tăng thêm 5 triệu đồng/ha.
Mô hình tích tụ ruộng đất được thực hiện thời gian qua tại huyện Tam Nông là một dấu ấn mà huyện định hướng trong thời gian tới.
Mô hình thay đổi tổ chức sản xuất, hình thành doanh nghiệp trong nông nghiệp và phân công lại lao động ở nông thôn.
Với mô hình này, trước mắt có 28 hộ của 3 HTX đăng ký trên 126ha.
Ngoài ra, huyện thực hiện dự án lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP.
Trong vụ lúa đông xuân, phối hợp Công ty cổ phần Nông nghiệp GAP thực hiện thí điểm 20,7ha tại Cù Lao Chim.
Công ty cung ứng giống lúa, phân, thuốc hữu cơ cho nông dân trả chậm đến cuối vụ không tính lãi suất và mua lúa của nông dân với giá cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg, giảm 15% tổng chi phí đầu tư.
Theo ông Nguyễn Văn Trãi - Giám đốc HTX Tân Cường, hiện nay việc xã viên sử dụng giống xác nhận khá cao với trên 90%, cộng với mô hình sử dụng chế phẩm sinh học của công ty cung ứng đầu vào đã giúp cho xã viên giảm chi phí sản xuất từ 1 - 1,5 triệu đồng/ha.
Thiếu doanh nghiệp đồng hành
Tại buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng với địa phương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo huyện Tam Nông cũng nêu lên những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, cụ thể như việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chưa chặt chẽ.
Theo đó, huyện đang tiến hành và kiến nghị tỉnh hỗ trợ tìm doanh nghiệp đủ lực, gắn kết lâu dài để việc liên kết giữa HTX và doanh nghiệp được bền chặt.
Song song đó, cần có những lớp “dạy nghề” cho nông dân làm hợp đồng, tạo nên sự chuyên nghiệp trong liên kết.
Thông tin thị trường cũng là vấn đề quan trọng mà huyện kiến nghị với tỉnh.
Trong hướng đi sắp tới huyện sẽ tiến đến xây dựng thương hiệu gạo nhằm tăng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
Hiện nay, HTX Tân Cường đang xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo như gạo tím than.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trải, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đơn vị có thể thực hiện nhưng để xây dựng thương hiệu chắc chắn, sức của HTX hiện vẫn chưa kham nổi mà cần có sự hỗ trợ của tỉnh, huyện.
Bởi không chỉ có sự nỗ lực của địa phương mà phải cần nguồn vốn lớn, sự hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại...
Ông Trãi cũng thông tin thêm, hiện nay giống lúa là vấn đề then chốt, trong khi giống lúa Jasmin mà đơn vị thực hiện đến nay về mùi thơm, độ dẻo bị giảm sút.
Đây cũng là bài toán đặt ra cần sự hỗ trợ của tỉnh và ngành chức năng.
Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đối với huyện Tam Nông đầu tàu trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ngành hàng lúa gạo, các ngành hữu quan phải đặc biệt quan tâm trong việc thu hút doanh nghiệp cho địa phương để thực hiện liên kết sản xuất.
Đồng thời cùng với địa phương xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo nhằm nâng cao giá trị sản phẩm...
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.