Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng Cà Mau phải bán tháo với giá rẻ

Gừng Cà Mau phải bán tháo với giá rẻ
Ngày đăng: 23/10/2015

Nhiều vườn gừng ở Thới Bình mới cho củ đã bị sâu bệnh tấn công.

Người dân nơi đây đang phải bán tháo, bán chạy gừng non vì dịch bệnh, trong khi thương lái không mặn mà thu mua.

Ông Đào Công Bảy, ngụ ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông thở dài nói: “Năm ngoái, bà con vui mừng bao nhiêu, thì mùa gừng năm nay buồn bấy nhiêu.

Nếu vào thời gian này năm trước, thương lái vào tận vườn tranh nhau đặt cọc tiền thu mua, thì giờ có gọi họ cũng không buồn đến xem”.

Còn ông Vũ Anh cho biết, gần 1 ha đất của gia đình, từ đầu vụ đến nay đã đầu tư hơn một trăm triệu đồng, nhưng khi gừng mới cho củ thì bắt đầu xuất hiện dịch bệnh khiến lá bị vàng và thối củ.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, hai tuần trước, thương lái vào chào giá từ 12.000 - 13.000 đồng một kg đối với gừng sạch bệnh.

Còn những ruộng gừng đã xuất hiện bệnh thì giá chỉ còn 6.000-8.000 đồng một kg.

Với giá này, nông dân may mắn lắm mới huề vốn, chứ không có lãi.

Vụ trước, bình quân mỗi hộ dân trồng gừng ở Thới Bình đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha.

Với giá thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2), mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.

“Gừng là loại cây trồng phát sinh ngoài kế hoạch sản xuất của địa phương, nên từ giống đến kỹ thuật trồng, cách chăm sóc và đầu ra sản phẩm… cho người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

Hiện ngành nông nghiệp địa phương đang thống kê diện tích bị thiệt hại để có hướng hỗ trợ”, ông Lâm nói.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn tỉnh Cà Mau, tình trạng bệnh thối củ của gừng trồng hiện nay là do người dân bón thừa phân đạm.

Cơ quan này đã cử cán bộ kỹ thuật vào tìm giải pháp khắc phục, nhằm hạn chế tổn thất cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Tầm Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Tầm

Xã Sơn Bua (Sơn Tây) có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để nuôi thủy sản. Vừa qua, huyện đưa cá tầm vào nuôi đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân ở xã vùng cao Sơn Bua.

07/03/2015
Để Dồn Điền Đổi Thửa Thành Công Để Dồn Điền Đổi Thửa Thành Công

Để ngành nông nghiệp thực sự là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, việc “làm mới” nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó không thể chấp nhận kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải chuyển sang mô hình lớn, hoạt động tập thể; đồng thời phải đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất. Có như vậy ngành nông nghiệp mới thực sự là “tứ trụ” trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy, dồn điền đổi thửa là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.

07/03/2015
Xã Bình Dương Cán Đích Xã Nông Thôn Mới Xã Bình Dương Cán Đích Xã Nông Thôn Mới

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (chương trình) sau 4 năm triển khai, thực hiện đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh.

07/03/2015
Dồn Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới Dồn Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới

Lãnh đạo xã Nghĩa Lâm xác định, mấu chốt của xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng NTM vẫn là làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tốt hơn. Từ đó, xã đã tập trung nhiều giải pháp để tăng thu nhập cho hộ dân, đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương.

07/03/2015
Ngư Dân Bình Sơn Vào Mùa Biển Mới Ngư Dân Bình Sơn Vào Mùa Biển Mới

Anh em bạn chài ở trong đó cứ gọi điện thúc giục, báo tin biển đang có cá nên cho tàu vào sớm để ra khơi. Mỗi chuyến biển của tàu hành nghề lưới vây ở phía nam chỉ tốn khoảng trên dưới 50 triệu đồng tổn phí nên chủ tàu cũng đỡ lo. Năm 2014, tàu anh Quỳnh liên tục bám biển ở các ngư trường phía nam, phía bắc đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng; sau khi trừ chi phí mỗi bạn chài kiếm được 70 đến trên 100 triệu đồng.

07/03/2015