Gừng Cà Mau phải bán tháo với giá rẻ

Nhiều vườn gừng ở Thới Bình mới cho củ đã bị sâu bệnh tấn công.
Người dân nơi đây đang phải bán tháo, bán chạy gừng non vì dịch bệnh, trong khi thương lái không mặn mà thu mua.
Ông Đào Công Bảy, ngụ ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông thở dài nói: “Năm ngoái, bà con vui mừng bao nhiêu, thì mùa gừng năm nay buồn bấy nhiêu.
Nếu vào thời gian này năm trước, thương lái vào tận vườn tranh nhau đặt cọc tiền thu mua, thì giờ có gọi họ cũng không buồn đến xem”.
Còn ông Vũ Anh cho biết, gần 1 ha đất của gia đình, từ đầu vụ đến nay đã đầu tư hơn một trăm triệu đồng, nhưng khi gừng mới cho củ thì bắt đầu xuất hiện dịch bệnh khiến lá bị vàng và thối củ.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, hai tuần trước, thương lái vào chào giá từ 12.000 - 13.000 đồng một kg đối với gừng sạch bệnh.
Còn những ruộng gừng đã xuất hiện bệnh thì giá chỉ còn 6.000-8.000 đồng một kg.
Với giá này, nông dân may mắn lắm mới huề vốn, chứ không có lãi.
Vụ trước, bình quân mỗi hộ dân trồng gừng ở Thới Bình đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha.
Với giá thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2), mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.
“Gừng là loại cây trồng phát sinh ngoài kế hoạch sản xuất của địa phương, nên từ giống đến kỹ thuật trồng, cách chăm sóc và đầu ra sản phẩm… cho người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Hiện ngành nông nghiệp địa phương đang thống kê diện tích bị thiệt hại để có hướng hỗ trợ”, ông Lâm nói.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn tỉnh Cà Mau, tình trạng bệnh thối củ của gừng trồng hiện nay là do người dân bón thừa phân đạm.
Cơ quan này đã cử cán bộ kỹ thuật vào tìm giải pháp khắc phục, nhằm hạn chế tổn thất cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.