Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ thế khó của cao su

Gỡ thế khó của cao su
Ngày đăng: 09/09/2015

ầu hết các DN và người trồng cao su khu vực Tây Nguyên bị tác động tiêu cực. Lượng cao su tồn kho theo đó tăng lên, khiến cho cả DN và người trồng cao su đứng ngồi không yên, và loay hoay tìm đầu ra cho lượng hàng tồn.

Theo ông Lê Đức Tánh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, thực tế, từ đầu năm 2013 đến nay lượng cao su tồn kho tại các DN nhiều hơn hẳn. Với sự giảm giá mủ cao su, hầu hết các DN trong ngành đều bị ảnh hưởng, khó khăn về nguồn vốn...

Nguyên nhân là do ngành này chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi, thể hiện rõ nhất là nhu cầu tiêu thụ giảm trong lúc nguồn cung tăng nên giá cao su giảm mạnh liên tục, dẫn đến việc tiêu thụ mủ cao su gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, giá các mặt hàng phân bón lại tăng làm giá thành sản xuất tăng theo. Mặt khác, thời tiết diễn biến phức tạp, bão lụt xảy ra trong nhiều tháng, trong niên vụ khai thác năm 2013, nhiều vườn cây bị bệnh phấn trắng từ đầu mùa cạo.

Không riêng gì các DN, mà nhiều nông dân trồng cao su trên địa bàn Tây Nguyên cũng gặp cảnh tương tự. Trước sự sụt giảm của giá mủ cao su, nhiều nông dân đã chặt bỏ vườn cây gần chục năm tuổi, đang cho khai thác mủ để thay vào đó là những loại cây trồng khác.

Đơn cử, thời gian qua trên địa bàn các xã Đạo Nghĩa, Nhân Đạo, Nghĩa Thắng, Đắk Sin, huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông), nhiều người dân đã phá bỏ cây cao su để trồng các loại cây khác. Chẳng hạn, ông Lê Đức Thạnh, xã Đạo Nghĩa không ngần ngại đã phá bỏ hơn 1ha cao su đang độ sung sức để trồng tiêu.

Tương tự, nhiều hộ nông dân ở xã Nhân Đạo cũng đã quyết định phá bỏ nhiều ha cao su để chuyển sang trồng cây ngắn ngày. Theo thống kê chưa đầy đủ của chính quyền địa phương, từ đầu năm 2013 đến nay, ước tính người dân huyện Đắk R’lấp đã phá bỏ khoảng gần 100ha cao su để trồng các loại cây khác.

Khi được hỏi, nhiều nông dân phân trần, giá cao su liên tục giảm, hiện giá thu mua cao su chỉ trên dưới 9.000 đồng/kg mủ. Với giá bán như hiện nay, người trồng cao su cho rằng, thu nhập không đủ trả tiền công cạo mủ, chưa nói đến chi phí chăm sóc, bảo vệ vườn cây…

Trước nguy cơ sụt giảm về sản lượng và diện tích trồng cao su trên địa bàn, các DN thu mua đã khuyến cáo người dân nên giữ vững tâm lý, không nóng vội phá cây cao su để chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác.

Theo giám đốc một DN trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, hiện nay, thị trường xuất khẩu mủ cao su của Việt Nam không chỉ có Trung Quốc mà còn nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Úc, Nga… Việc giá mủ cao su xuống thấp như hiện nay là do chịu sự ảnh hưởng của quy luật thị trường.

Trước tình hình giá cao su sụt giảm, không có nghĩa là các DN không thể có những giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động DN. Với Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh hiện có tổng diện tích cao su quản lý 13.115,96ha, trong đó tại Việt Nam có gần 10.000ha và tại Campuchia là 3.190,92 ha, diện tích khai thác 6.680,4ha. Mặc dù chịu sự tác động tiêu cực trong những năm vừa qua, song DN đã có những giải pháp tích cực để khắc phục những khó khăn khách quan và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Trong đó, khai thác hơn 9.000 tấn; thu mua 397 tấn; chế biến 9.602 tấn; tiêu thụ 9.202 tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa gần 400 tấn, xuất khẩu trực tiếp trên 8.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu 20,358 triệu USD, thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc và Đài Loan. Có được kết quả đó, cũng một phần lớn là nhờ sự đầu tư vốn kịp thời của các ngân hàng, giúp DN có đủ nguồn vốn để quay vòng, đầu tư các dự án trồng mới…

Dự báo năm 2015, các DN cao su sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khi thị trường chưa có nhiều tín hiệu lạc quan; thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên vẫn chưa tăng; thậm chí có xu hướng giảm, trong lúc đó nguồn cung cao su ngày càng tăng, vì vậy giá cao su khó có khả năng tăng trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, bệnh trên vườn cây có nguy cơ tái phát. Để đối mặt với những khó khăn, DN đã đề ra những giải pháp khắc phục cụ thể như tăng cường công tác quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm đảm bảo các chi phí hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư thâm canh, phòng trị bệnh kịp thời; tập trung quản lý chất lượng nguyên liệu; không ngừng tăng năng suất lao động, năng suất vườn cây. Và quan trọng hơn, là chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.

Bên cạnh đó là tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giữ vững các thị trường truyền thống, phát triển các thị trường mới tiềm năng, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng.

Ngoài ra, cùng với việc tập trung kiến thiết cơ bản, chăm sóc, tái canh vườn cao su, DN đã đầu tư dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ, với kinh phí trên 60 tỷ đồng. Dự án đã giúp DN chủ động được hoạt động sản xuất và chế biến mủ cao su hiện có, và mở rộng việc thu mua mủ cao su tiểu điền của bà con nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.


Có thể bạn quan tâm

Nâng sức cạnh tranh thủy sản Nâng sức cạnh tranh thủy sản

Ngày 13/7, tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành thủy sản, do Bộ NN-PTNT phối hợp BCĐ Tây Nam bộ và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

14/07/2015
Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

14/07/2015
Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh

Vụ chiêm xuân năm nay, lần đầu tiên đưa vào áp dụng sản xuất đại trà song nông dân xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã bội thu từ mô hình lúa tái sinh.

14/07/2015
Doanh nghiệp cá tra vẫn chật vật với Nghị định 36 Doanh nghiệp cá tra vẫn chật vật với Nghị định 36

Hơn một năm kể từ khi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra chính thức có hiệu lực thi hành, đến nay các DN XK cá tra vẫn cho rằng nhiều quy định trong Nghị định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần phải sửa đổi kịp thời để không gây cản trở, khó khăn cho DN.

14/07/2015
Hoàng Anh Gia Lai đã nhập 1.330 tấn đường Hoàng Anh Gia Lai đã nhập 1.330 tấn đường

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, trong tháng 6, công ty này đã nhập 1.330 tấn đường từ Lào tương đương 803.320 USD. Lượng đường này được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BCT và đều được nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y.

14/07/2015