Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ Khó Cho Xuất Khẩu Cá Tra

Gỡ Khó Cho Xuất Khẩu Cá Tra
Ngày đăng: 29/03/2013

Điều quan trọng hiện nay là các hộ nuôi và doanh nghiệp cố gắng tập trung vào chất lượng để nâng cao uy tín cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. 
Ngày 27-3, tại tỉnh Đồng Tháp, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ đã tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra để bàn cách tháo gỡ khó khăn trước việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu bất thường đối với mặt hàng này của Việt Nam. 
Thích ứng với sản phẩm giá cao

Nhiều ý kiến cho rằng các DN đoàn kết lại để cùng với các luật sư đi tới cùng vụ kiện về việc áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Tuy nhiên, về lâu dài, việc quan trọng nhất là tăng chất lượng sản phẩm và chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán trong nước. 
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ kiêm Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông rất muốn biết các DN xuất khẩu cá tra hiện nay đang gặp khó gì để cùng nhau tìm cách tháo gỡ chứ không muốn chỉ bàn về vụ kiện chống bán phá giá của DOC. 
Ông Dũng cho biết sắp tới, hiệp hội sẽ cùng với các tỉnh thống nhất về sản lượng nuôi cá tra và những phân tích, dự đoán về thị trường tiêu thụ cho các DN để tránh cung vượt cầu. Đồng thời, bắt đầu từ thời điểm này, các tỉnh nên tăng ngân sách hỗ trợ DN xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu cũng như chế biến xuất khẩu theo đúng tiêu chuẩn. 
“Chúng tôi muốn các DN nói thật những khó khăn của đơn vị mình để VCCI đề xuất với Chính phủ một cách phù hợp. Còn việc các DN đang thiếu vốn là có thật và rất cần lãnh đạo các tỉnh quan tâm tìm biện pháp hỗ trợ” - ông Dũng đề nghị. Theo ông Dũng, các DN muốn tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ cần phải sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, dù có tốn kém thêm chi phí. 
Ngăn chặn làm ăn gian dối

Theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến cá tra xuất khẩu các tỉnh, thành ĐBSCL, trong 3 tháng đầu năm nay, giá cá tra nguyên liệu dao động 19.000 - 22.000 đồng/kg. Với mức giá này thì người nuôi cá cầm chắc lỗ, ít nhất là 3.000 đồng/kg. 
Bà Trương Tuyết Phương, Phó Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn, cho biết từ lâu Mỹ luôn là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng lắm rủi ro. Do đó, các DN khi mới xuất khẩu vào thị trường này phải có sự thỏa thuận chung về giá cả. Cứ đua nhau hạ giá bán thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối. 
Theo bà Phương, hiện còn nhiều DN làm ăn dối trá như tăng trọng hoặc mạ băng để xuất khẩu với giá thấp. Việc này làm cho các DN nhỏ hoặc chịu mức thuế cao đã phải chuyển sang thị trường khác như châu Âu hay một số nước ở châu Á. Trong khi đó, để cấp được giấy chứng nhận hoặc tư vấn xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap hay ASC thì phải chịu khoản phí rất lớn. 
Ông Châu Văn Liệt, Phó Giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long, cho rằng việc các DN trong nước sử dụng cách tăng trọng hay mạ băng cho cá tra phi lê nặng hơn là có phần do nhà nhập khẩu yêu cầu. Do vậy, nên chăng chúng ta chấp nhận tăng giá thành sản xuất, nâng giá bán tại thị trường Mỹ để có lợi hơn. Điều quan trọng hiện nay là các hộ nuôi và DN cố gắng tập trung vào chất lượng để nhà nhập khẩu không còn cớ gì gây khó cho sản phẩm cá tra của Việt Nam. Nhà nước cần mạnh tay xử lý những DN làm ăn dối trá để giữ uy tín cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này ở ĐBSCL cũng như cả nước. 
Cần nhìn nhận những yếu kém

TS Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, cho rằng từ nay đến năm 2015, nếu Việt Nam thắng kiện DOC thì sẽ được rất nhiều thứ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn nhận những yếu kém nội tại. Hiện có rất nhiều DN cho tỉ lệ mạ băng đến 60% - 70% so với trọng lượng thực của miếng cá tra phi lê xuất khẩu, trong khi theo quy định của Bộ NN-PTNT thì tối đa không quá 20%. 
Trung ương nên có các biện pháp siết chặt về quy hoạch vùng nuôi từ con giống cá tra cho đến khi chế biến xuất khẩu ở từng tỉnh, thành một cách cụ thể. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho mặt hàng chủ lực này.


Có thể bạn quan tâm

Cúm Gia Cầm Đe Dọa Cúm Gia Cầm Đe Dọa

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2014, cả nước đã có 2 ca tử vong do nhiễm cúm gia cầm H5N1. Cùng với đó, virus cúm A/H7N9 cũng đang rình rập xâm nhập nước ta khi số người mắc cúm A/H7N9 tại một địa phương của Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ.

10/02/2014
Kỳ Lạ Mua Heo Được... “Bảo Hành” Ở Chợ Heo Bà Rén Kỳ Lạ Mua Heo Được... “Bảo Hành” Ở Chợ Heo Bà Rén

Chợ heo Bà Rén nằm nép mình bên đầu cầu Bà Rén, gần Quốc lộ 1A thuộc xã Quế Xuân (Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Hình thành từ những năm 1970, đây là một trong những chợ heo lớn nhất nước.

10/02/2014
Thăm Thăm "Đại Bản Doanh" Nuôi Ngựa Cứu Người

Dáng dấp chẳng khác gì những con ngựa lọc cọc kéo xe, thồ hàng ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, hay ngựa giải trí - thể thao dành cho du khách đến cao nguyên Đà Lạt, thế nhưng, những con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) - Bộ Y tế có một nét khác biệt vì chúng sinh trưởng chỉ để thực hiện sứ mệnh… hiến máu cứu người.

10/02/2014
Nguy Cơ Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm Sau Tết Nguyên Đán Nguy Cơ Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm Sau Tết Nguyên Đán

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.

10/02/2014
Đầu Xuân Ngắm Đàn Lợn Ngũ Sắc Kỳ Lạ Ở Hà Nội Đầu Xuân Ngắm Đàn Lợn Ngũ Sắc Kỳ Lạ Ở Hà Nội

Nghe cứ ngỡ là loại heo cảnh nhưng thực ra đó là đàn lợn có mẹ là giống lai kinh tế màu trắng được phối với con lợn đực to tới hơn 1 tạ có màu vàng da bò rất đẹp.

10/02/2014