Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ khó cho vùng chuyên canh tôm càng xanh

Gỡ khó cho vùng chuyên canh tôm càng xanh
Ngày đăng: 10/11/2015

Nông dân vùng chuyên canh tôm càng xanh huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang đối mặt với nhiều khó khăn

Những năm trước, mùa lũ là thời điểm “ăn nên làm ra” đối với nhiều hộ nuôi tôm càng xanh, nhưng vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên việc canh tác của người dân vùng chuyên canh tôm càng xanh Tam Nông càng ngày gặp khó khăn.

Năm 2011, diện tích ao nuôi tôm càng xanh toàn huyện khoảng trên 800ha thì hiện nay chỉ còn trên 230ha.

Phần lớn nông dân bỏ nghề là do không còn chi phí để đầu tư tái sản xuất.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông phân tích: diện tích nuôi tôm càng xanh giảm mạnh trong thời gian qua là do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, trong đó sự tác động của biến đổi khí hậu khiến cho tôm càng xanh chậm phát triển, chất lượng đầu con không đạt là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc giảm diện tích.

Cũng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên mực nước lũ khá thấp hoặc có những năm hầu như không có lũ như năm nay nên tôm không thể phát triển; nắng nóng kéo dài, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh.

Ngoài ra, thời gian qua do không có công ty bao tiêu sản lượng ổn định nên tình trạng thương lái ép giá vẫn còn diễn ra thường xuyên, người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông, trong kế hoạch Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện phấn đấu xây dựng vùng chuyên canh tôm càng xanh đạt 3.000ha.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất thực tế ở vùng chuyên canh tôm càng xanh của địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Là một trong những người đầu tiên gắn bó với nghề nuôi tôm càng xanh ở vùng chuyên canh tôm càng xanh xã Phú Thành B, ông Huỳnh Văn Thảo chia sẻ: “Những năm trước đây, tranh thủ mỗi mùa nước nổi gia đình tôi kiếm lời vài trăm triệu đồng nhờ nuôi tôm càng xanh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây điều kiện nuôi ngày càng khó khăn, năm 2012 và 2013 tôm thả nuôi chừng 3 tháng đang phát triển rất tốt bỗng chết hàng loạt.

Tìm hiểu mới biết, hộ trồng lúa cặp ao nuôi vừa phun thuốc, khiến tôm thiếu ôxi hô hấp, nổi đầu chết hàng loạt.

2 năm liên tiếp gia đình lỗ gần 900 triệu đồng.

Năm 2014, lũ thấp, tôm chậm lớn, lại bị thương lái ép giá nên cũng không có lời.

Năm nay, tình hình còn gay go hơn khi lũ không về, hiện tại tôm gần 4 tháng nhưng vẫn chưa xuất bán, do còn quá nhỏ”.

Cũng tại vùng nuôi tôm càng xanh xã Phú Thành B, theo phản ánh của nhiều hộ nuôi tôm, tình trạng nhiều hộ nuôi cá tra xả nước thải ra kênh An Bình (đoạn ô bao số 15) của huyện Tam Nông gây nhiều bức xúc cho người nuôi tôm.

Ông Lê Văn Tân - Giám đốc Hợp tác xã tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông bày tỏ, hiện nay, tình trạng tôm thả nuôi tại vùng chuyên canh đang giảm sản lượng rất nghiêm trọng.

Nếu như 5 năm trước, trung bình 1ha nuôi có thể thu hoạch từ 2 - 3 tấn tôm, thì hiện tại chỉ còn khoảng 1,2 - 1,4 tấn/ha.

Do không có chuyên môn phân tích nên nông dân không biết là do yếu tố nào tác động: nguồn nước, con giống hay thời tiết.

Chúng tôi rất cần có sự hỗ trợ từ các nhà khoa học nhằm giúp người nuôi tôm yên tâm và chủ động hơn”.

Theo ông Lưu Văn Tiến - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông, muốn thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, địa phương cần đột phá ở 3 khâu: con giống, củng cố hoạt động của hợp tác xã, chủ động nguồn nước ở khu vực chuyên canh tôm càng xanh đối với những năm không có lũ và lũ thấp.

Hiện tại, đối với khâu sản xuất giống, ngành nông nghiệp huyện kêu gọi được một cơ sở đầu tư sản xuất giống tại khu vực chuyên canh tôm càng xanh, nhằm chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn giống chất lượng, cung ứng với số lượng lớn.

Hiện nay ngành nông nghiệp cũng đang tiếp tục kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, để chủ động nguồn nước tại vùng nuôi tôm, huyện đang triển khai dự án xây dựng đê bao khép kín ở xã Phú Thành B, quy mô 1.500ha nhằm đưa lũ nhân tạo vào khu vực chuyên canh tôm càng xanh vào những năm không có lũ.

Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2016.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Cá Chình Trong Ao Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Cá Chình Trong Ao

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.

01/10/2013
Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Phát huy lợi thế 127km chiều dài của hệ thống sông ngòi chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, những năm qua mô hình nuôi cá lồng trên sông đã từng bước được hình thành và phát triển. Do được nuôi trong môi trường nước lưu thông tự nhiên, hàm lượng ô-xi cao nên cá lớn nhanh, cho chất lượng thịt thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Thương Phẩm Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Thương Phẩm

Khi được hỏi về những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Lường Văn Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Minh (TP. Điện Biên Phủ) phấn khởi cho biết: Mô hình kinh tế trang trại VACR của gia đình anh Nguyễn Xuân Tuyến, bản Co Củ là một trong số điển hình của xã.

29/06/2013
Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.

29/06/2013
Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh? Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh?

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

12/10/2013