Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà

Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà
Ngày đăng: 11/09/2015

Nghiên cứu cũng đưa ra dự báo, khi tham gia TPP và AEC, người tiêu dùng/nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.

Đánh giá tác động của TPP và AEC đến ngành chăn nuôi, TS Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm cho rằng mục tiêu chính sách ngành chăn nuôi đang lo nhập khẩu nhiều chứ chưa lo xuất khẩu.

Trong khi một năm Thái Lan thu về 4 tỷ USD từ xuất khẩu thịt gà công nghiệp, vì sao Việt Nam chưa làm được? Có nhiều nguyên nhân, nhưng lãi suất thương mại hiện đang là một rào cản với xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Nếu so sánh với các nước khác, lãi suất thương mại Việt Nam cho ngành chăn nuôi đang cao hơn rất nhiều, ở mức 11%/năm, lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là 7%/năm. Trong khi lãi suất thương mại cho ngành chăn nuôi tại Trung Quốc là 7%/năm, Thái Lan khoảng 3%/năm, Mỹ chỉ 0,5%..., vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ khó cạnh tranh nổi khi tham gia TPP và AEC.

Còn TS. Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, rào cản lớn nhất của ngành chăn nuôi VN hội nhập chính sách. Ví dụ một quả trứng cõng 14 loại phí. Về chính sách thuế, nhập khẩu sản phẩm ngành chăn nuôi cũng còn hạn chế nhập khẩu thịt gà nếu cắt rời thì thuế nhập khẩu 20% nhưng để nguyên con thì thuế nhập khẩu là 40%.

DN khi nhập khẩu chỉ cắt mỗi đầu gà đi để hưởng mức thuế nhập khẩu 20%.

Lo ngại thứ 2 với ngành chăn nuôi trong hội nhập được TS Trần Duy Khanh trình bày là chính sách tạo điều kiện cho an toàn vệ sinh thực phẩm. Cái này cần chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để ngành chăn nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính.

Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, thách thức nặng nề nhất của ngành chăn nuôi là sản xuất manh mún nhỏ lẻ, giá thành cao, sản phẩm không có thương hiệu, năng suất vật nuôi và lao động thấp, giá thành cao.

Việt Nam phụ thuộc đầu vào tương đối nhiều, vắc xin thuốc thú y giống mới cao sản cũng phải nhập. Một năm Việt Nam có nhu cầu 17 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thì phải nhập khẩu 11 triệu tấn. Điểm nữa là cơ sở giết mổ nhỏ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh nhiều, hầu như không kiểm soát nổi.

Theo ông Đoàn Xuân Trúc, cần đầu tư gỡ chính sách thì mới hy vọng đứng vững trên sân nhà. Đặc biệt là cơ chế tín dụng cho chăn nuôi cần thay đổi. Biện pháp bảo hộ ngành chăn nuôi của các nước trên thế giới đầu tiên là ưu đãi cơ chế tín dụng.

Lãi suất vẫn cao thì DN ngành chăn nuôi không cạnh tranh nổi. Đặc điểm của ngành chăn nuôi mang tính thời vụ. Chính sách tín dụng thay đổi trên cơ sở xem xét cho ngành chăn nuôi lãi suất thấp hơn, phù hợp với chu trình sản xuất và tính thời vụ.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Thơm Sôi Động Xuất Khẩu Gạo Thơm Sôi Động

Nhu cầu mua của khách hàng tăng, nguồn cung trong nước hạn chế, lợi thế cạnh tranh về giá so với Ấn Độ và Thái Lan được xác định là những yếu tố giúp xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam sôi động trở lại trong thời gian gần đây.

05/07/2013
Bưởi Da Xanh Tăng Giá Kỷ Lục Bưởi Da Xanh Tăng Giá Kỷ Lục

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.

05/07/2013
“Vàng Nổi” Vải Thiều Muộn Tân Sơn (Bắc Giang) “Vàng Nổi” Vải Thiều Muộn Tân Sơn (Bắc Giang)

Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…

05/07/2013
Chung Quanh Việc Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Tại ĐBSCL Chung Quanh Việc Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Tại ĐBSCL

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.

06/07/2013
Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.

07/07/2013