Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà

Nghiên cứu cũng đưa ra dự báo, khi tham gia TPP và AEC, người tiêu dùng/nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.
Đánh giá tác động của TPP và AEC đến ngành chăn nuôi, TS Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm cho rằng mục tiêu chính sách ngành chăn nuôi đang lo nhập khẩu nhiều chứ chưa lo xuất khẩu.
Trong khi một năm Thái Lan thu về 4 tỷ USD từ xuất khẩu thịt gà công nghiệp, vì sao Việt Nam chưa làm được? Có nhiều nguyên nhân, nhưng lãi suất thương mại hiện đang là một rào cản với xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Nếu so sánh với các nước khác, lãi suất thương mại Việt Nam cho ngành chăn nuôi đang cao hơn rất nhiều, ở mức 11%/năm, lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là 7%/năm. Trong khi lãi suất thương mại cho ngành chăn nuôi tại Trung Quốc là 7%/năm, Thái Lan khoảng 3%/năm, Mỹ chỉ 0,5%..., vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ khó cạnh tranh nổi khi tham gia TPP và AEC.
Còn TS. Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, rào cản lớn nhất của ngành chăn nuôi VN hội nhập chính sách. Ví dụ một quả trứng cõng 14 loại phí. Về chính sách thuế, nhập khẩu sản phẩm ngành chăn nuôi cũng còn hạn chế nhập khẩu thịt gà nếu cắt rời thì thuế nhập khẩu 20% nhưng để nguyên con thì thuế nhập khẩu là 40%.
DN khi nhập khẩu chỉ cắt mỗi đầu gà đi để hưởng mức thuế nhập khẩu 20%.
Lo ngại thứ 2 với ngành chăn nuôi trong hội nhập được TS Trần Duy Khanh trình bày là chính sách tạo điều kiện cho an toàn vệ sinh thực phẩm. Cái này cần chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để ngành chăn nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính.
Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, thách thức nặng nề nhất của ngành chăn nuôi là sản xuất manh mún nhỏ lẻ, giá thành cao, sản phẩm không có thương hiệu, năng suất vật nuôi và lao động thấp, giá thành cao.
Việt Nam phụ thuộc đầu vào tương đối nhiều, vắc xin thuốc thú y giống mới cao sản cũng phải nhập. Một năm Việt Nam có nhu cầu 17 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thì phải nhập khẩu 11 triệu tấn. Điểm nữa là cơ sở giết mổ nhỏ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh nhiều, hầu như không kiểm soát nổi.
Theo ông Đoàn Xuân Trúc, cần đầu tư gỡ chính sách thì mới hy vọng đứng vững trên sân nhà. Đặc biệt là cơ chế tín dụng cho chăn nuôi cần thay đổi. Biện pháp bảo hộ ngành chăn nuôi của các nước trên thế giới đầu tiên là ưu đãi cơ chế tín dụng.
Lãi suất vẫn cao thì DN ngành chăn nuôi không cạnh tranh nổi. Đặc điểm của ngành chăn nuôi mang tính thời vụ. Chính sách tín dụng thay đổi trên cơ sở xem xét cho ngành chăn nuôi lãi suất thấp hơn, phù hợp với chu trình sản xuất và tính thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo,” Chi cục Thủy sản Tuyên Quang vừa nghiên cứu và cho đẻ thành công cá lăng chấm giống bằng phương pháp này trên quy mô 63 cá lăng chấm bố mẹ.

Năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tôm chân trắng trên thị trường thế giới sẽ chiếm khoảng 2/3 sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu và cả người nuôi tôm chân trắng.

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.