Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân nghèo tậu đầu cơ nghiệp

Giúp nông dân nghèo tậu đầu cơ nghiệp
Ngày đăng: 12/11/2015

Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn

Dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình ở xã Cẩm Ngọc, anh Đỗ Anh Tuấn - cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy cho biết, hiện trên địa bàn xã Cẩm Ngọc có 19 tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) với hơn 750 thành viên.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn xã đạt 16,5 tỷ đồng.

Là địa bàn miền núi có điều kiện về chăn thả đại gia súc, nên hầu hết các hộ dùng vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.

Theo ông Cao Tuấn Lương - Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Ngọc, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân các bản, làng có tiền đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

Những năm trước, bà con vay vốn rất ít, vì vay được rồi cũng không biết nuôi con gì, cây gì để mang lại thu nhập.

Cán bộ tín dụng, khuyến nông, cán bộ đoàn thể cùng cán bộ xã, tổ trưởng Tổ TKVV phải tới từng nhà động viên, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ thủ tục vay vốn.

“Hiện nay, tổng đàn trâu của xã Cẩm Ngọc có trên 1.000 con.

Số trâu ấy đa phần phát triển được là nhờ đồng vốn ưu đãi của ngân hàng CSXH đấy”- ông Lương cho biết.

Theo anh Đỗ Anh Tuấn, để giúp người nghèo tiếp cận được đồng vốn ưu đãi, các thôn, bản tổ chức họp bình xét đúng đối tượng.

Sau đó, Tổ trưởng tổ TKVV tổng hợp, trình lên UBND xã xét duyệt.

Khi UBND xã xét duyệt xong sẽ gửi về ngân hàng.

Tiếp đó Ngân hàng CSXH tổ chức xuống tận địa phương để giải ngân tiền vốn cho bà con.

Vốn ưu đãi “đẻ” ra...trâu

"Hiện, tổng dư nợ 13 chương trình tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy đạt hơn 309 tỷ đồng với 12.166 khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác." Ông Bùi Huy Hạnh- Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy

Vừa ôm cỏ cho hai con trâu ăn, ông Bùi Đức Dực (làng Song Nga, xã Cẩm Ngọc) phấn khởi nói: “Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng ưu đãi trong 3 năm, gia đình tôi đầu tư mua hai con nghé, nuôi chúng lớn lên rồi bán đi lấy tiền trả nợ, phần còn lại để dành tiếp tục nuôi lứa sau.

Đến nay, gia đình tôi đã nuôi được hai lứa trâu, số tiền vay ngân hàng cũng đã trả hết rồi.

Còn hai con trâu này, nhiều người đến hỏi mua với giá 30 triệu đồng/con, nhưng tôi không bán, mà để nuôi cho chúng sinh sản.

Không những được vay vốn nuôi trâu, vợ chồng tôi còn được Ngân hàng CSXH hỗ trợ nuôi con trai học cao đẳng y tế.

Cháu đã ra trường và có việc làm ổn định.

Gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Theo ông Bùi Huy Hạnh - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy, là một huyện miền núi, đời sống của đa số nhân dân đang còn nhiều khó khăn.

Hầu hết, các hộ dân ở đây đều có diện tích đất vườn đồi rừng khá lớn, nhưng chưa phát huy được hiệu quả.

Tuy nhiên, muốn cho nguồn vốn chính sách mang lại hiệu quả cao hơn nữa, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn cho bà con cách thức chăn nuôi, trồng trọt.

“Kiến thức, kỹ năng, tay nghề sản xuất của nông dân mà kết hợp với vốn vay ưu đãi của ngân hàng thì sẽ tạo hiệu quả rõ nét, giảm nghèo sẽ bền vững hơn” - ông Hạnh chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

26/06/2014
Tam Bình Phát Triển Thương Hiệu Cam Sành Tam Bình Phát Triển Thương Hiệu Cam Sành

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

26/06/2014
Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

27/11/2014
Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

26/06/2014
Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

26/06/2014