Giúp nông dân nghèo tậu đầu cơ nghiệp

Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn
Dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình ở xã Cẩm Ngọc, anh Đỗ Anh Tuấn - cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy cho biết, hiện trên địa bàn xã Cẩm Ngọc có 19 tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) với hơn 750 thành viên.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn xã đạt 16,5 tỷ đồng.
Là địa bàn miền núi có điều kiện về chăn thả đại gia súc, nên hầu hết các hộ dùng vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.
Theo ông Cao Tuấn Lương - Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Ngọc, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân các bản, làng có tiền đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt.
Những năm trước, bà con vay vốn rất ít, vì vay được rồi cũng không biết nuôi con gì, cây gì để mang lại thu nhập.
Cán bộ tín dụng, khuyến nông, cán bộ đoàn thể cùng cán bộ xã, tổ trưởng Tổ TKVV phải tới từng nhà động viên, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ thủ tục vay vốn.
“Hiện nay, tổng đàn trâu của xã Cẩm Ngọc có trên 1.000 con.
Số trâu ấy đa phần phát triển được là nhờ đồng vốn ưu đãi của ngân hàng CSXH đấy”- ông Lương cho biết.
Theo anh Đỗ Anh Tuấn, để giúp người nghèo tiếp cận được đồng vốn ưu đãi, các thôn, bản tổ chức họp bình xét đúng đối tượng.
Sau đó, Tổ trưởng tổ TKVV tổng hợp, trình lên UBND xã xét duyệt.
Khi UBND xã xét duyệt xong sẽ gửi về ngân hàng.
Tiếp đó Ngân hàng CSXH tổ chức xuống tận địa phương để giải ngân tiền vốn cho bà con.
Vốn ưu đãi “đẻ” ra...trâu
"Hiện, tổng dư nợ 13 chương trình tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy đạt hơn 309 tỷ đồng với 12.166 khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác." Ông Bùi Huy Hạnh- Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy
Vừa ôm cỏ cho hai con trâu ăn, ông Bùi Đức Dực (làng Song Nga, xã Cẩm Ngọc) phấn khởi nói: “Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng ưu đãi trong 3 năm, gia đình tôi đầu tư mua hai con nghé, nuôi chúng lớn lên rồi bán đi lấy tiền trả nợ, phần còn lại để dành tiếp tục nuôi lứa sau.
Đến nay, gia đình tôi đã nuôi được hai lứa trâu, số tiền vay ngân hàng cũng đã trả hết rồi.
Còn hai con trâu này, nhiều người đến hỏi mua với giá 30 triệu đồng/con, nhưng tôi không bán, mà để nuôi cho chúng sinh sản.
Không những được vay vốn nuôi trâu, vợ chồng tôi còn được Ngân hàng CSXH hỗ trợ nuôi con trai học cao đẳng y tế.
Cháu đã ra trường và có việc làm ổn định.
Gia đình tôi đã thoát nghèo”.
Theo ông Bùi Huy Hạnh - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy, là một huyện miền núi, đời sống của đa số nhân dân đang còn nhiều khó khăn.
Hầu hết, các hộ dân ở đây đều có diện tích đất vườn đồi rừng khá lớn, nhưng chưa phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên, muốn cho nguồn vốn chính sách mang lại hiệu quả cao hơn nữa, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn cho bà con cách thức chăn nuôi, trồng trọt.
“Kiến thức, kỹ năng, tay nghề sản xuất của nông dân mà kết hợp với vốn vay ưu đãi của ngân hàng thì sẽ tạo hiệu quả rõ nét, giảm nghèo sẽ bền vững hơn” - ông Hạnh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.