Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Làm Nông Nghiệp Đô Thị

Giúp Nông Dân Làm Nông Nghiệp Đô Thị
Ngày đăng: 13/06/2013

Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) có tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là chủ trương lớn của thành phố và của quận.

Hội ND Thủ Đức đã nhanh chóng vào cuộc thực hiện chủ trương này.

Nâng cao kiến thức

Theo ông Huỳnh Văn Thành - Chủ tịch Hội ND quận Thủ Đức, thực hiện chủ trương của UBND thành phố về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011-2015, Hội ND quận đã phối hợp với Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông quận tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ND. Trung bình mỗi năm tổ chức từ 3-4 lớp, với những ngành nghề: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai, hoa lan, kỹ thuật tạo dáng bonsai, nuôi trồng thủy canh, kỹ thuật nuôi cá kiểng…

Sau các lớp tập huấn, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều điểm trình diễn cây trồng, vật nuôi ở một số hộ dân, để bà con học tập làm theo. Để hỗ trợ vốn ND sản xuất, Hội đã trực tiếp giới thiệu 3 nguồn vốn vay chủ yếu: Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của quận, Quỹ HTND thành phố và nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất vay (theo Quyết định 36 của UBND thành phố), với tổng số tiền trên 34 tỷ đồng. Theo đó, đã có 518 hộ với trên 101ha chuyển sang trồng các loại hoa kiểng, 68 hộ nuôi bò sữa và bò thịt, 12 hộ nuôi cá kiểng, 170 hộ nuôi heo thịt và một số hộ chăn nuôi nhím, thỏ, dê, ếch… phát triển kinh tế một cách bền vững. Nhờ đó 38 hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, 30 hộ chuyển sang hộ cận nghèo (thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm).

Theo ông Đào Văn Quý - Phó phòng Kinh tế quận Thủ Đức, do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất canh tác giảm nhiều, nên việc phát triển nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó là úng ngập ở khu vực trũng khi triều cường, mùa mưa lũ; dịch bệnh trên đàn gia súc làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất. Cùng với đó là quy mô sản xuất của ND chủ yếu là kinh tế hộ, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh cao, thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm…

Tạo vốn, liên kết sản xuất

Ông Mai Quốc Thái - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại thành phố nêu ý kiến: Để ND sản xuất đạt hiệu quả, cần phải chú trọng đến 4 yếu tố: Đất đai; kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; nguồn giống và nguồn vốn ưu đãi cho ND.

Theo ông Quý, để tháo gỡ khó khăn trên, Hội ND và các ngành chức năng phải vận động, hướng dẫn ND tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Còn theo ông Lê Thành Thảo - Chủ tịch Hội ND Hiệp Bình Phước, cần phải phát triển mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn để làm nòng cốt. Lực lượng này phải nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, phải đáp ứng được khả năng cạnh tranh hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Còn bà Dương Thị Hồng - Chi hội trưởng Chi hội Hoa lan phường Linh Xuân cho rằng phải quan tâm đến việc đầu tư cây con giống cho ND, nhất là các giống hút hàng; giúp ND vay vốn, nhất là các nguồn vốn ưu đãi; hướng dẫn ND thành lập các tổ hợp tác, HTX để chủ động đầu vào, đầu ra cho sản phẩm...


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Tôm Nuôi Giảm Mạnh Sản Lượng Tôm Nuôi Giảm Mạnh

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, người dân trong huyện đã kết thúc 2 vụ nuôi tôm của năm 2013; sản lượng đạt 1.609 tấn, giảm hơn 200 tấn so với năm ngoái.

28/10/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Dê Phát Triển Chăn Nuôi Dê

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

28/10/2013
Vùng Nuôi Tôm Thắng Hải Đang “Kêu Cứu” Ở Bình Thuận Vùng Nuôi Tôm Thắng Hải Đang “Kêu Cứu” Ở Bình Thuận

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.

05/04/2013
Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

06/04/2013
Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

29/10/2013