Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Làm Nông Nghiệp Đô Thị

Giúp Nông Dân Làm Nông Nghiệp Đô Thị
Ngày đăng: 13/06/2013

Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) có tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là chủ trương lớn của thành phố và của quận.

Hội ND Thủ Đức đã nhanh chóng vào cuộc thực hiện chủ trương này.

Nâng cao kiến thức

Theo ông Huỳnh Văn Thành - Chủ tịch Hội ND quận Thủ Đức, thực hiện chủ trương của UBND thành phố về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011-2015, Hội ND quận đã phối hợp với Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông quận tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ND. Trung bình mỗi năm tổ chức từ 3-4 lớp, với những ngành nghề: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai, hoa lan, kỹ thuật tạo dáng bonsai, nuôi trồng thủy canh, kỹ thuật nuôi cá kiểng…

Sau các lớp tập huấn, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều điểm trình diễn cây trồng, vật nuôi ở một số hộ dân, để bà con học tập làm theo. Để hỗ trợ vốn ND sản xuất, Hội đã trực tiếp giới thiệu 3 nguồn vốn vay chủ yếu: Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của quận, Quỹ HTND thành phố và nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất vay (theo Quyết định 36 của UBND thành phố), với tổng số tiền trên 34 tỷ đồng. Theo đó, đã có 518 hộ với trên 101ha chuyển sang trồng các loại hoa kiểng, 68 hộ nuôi bò sữa và bò thịt, 12 hộ nuôi cá kiểng, 170 hộ nuôi heo thịt và một số hộ chăn nuôi nhím, thỏ, dê, ếch… phát triển kinh tế một cách bền vững. Nhờ đó 38 hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, 30 hộ chuyển sang hộ cận nghèo (thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm).

Theo ông Đào Văn Quý - Phó phòng Kinh tế quận Thủ Đức, do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất canh tác giảm nhiều, nên việc phát triển nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó là úng ngập ở khu vực trũng khi triều cường, mùa mưa lũ; dịch bệnh trên đàn gia súc làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất. Cùng với đó là quy mô sản xuất của ND chủ yếu là kinh tế hộ, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh cao, thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm…

Tạo vốn, liên kết sản xuất

Ông Mai Quốc Thái - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại thành phố nêu ý kiến: Để ND sản xuất đạt hiệu quả, cần phải chú trọng đến 4 yếu tố: Đất đai; kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; nguồn giống và nguồn vốn ưu đãi cho ND.

Theo ông Quý, để tháo gỡ khó khăn trên, Hội ND và các ngành chức năng phải vận động, hướng dẫn ND tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Còn theo ông Lê Thành Thảo - Chủ tịch Hội ND Hiệp Bình Phước, cần phải phát triển mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn để làm nòng cốt. Lực lượng này phải nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, phải đáp ứng được khả năng cạnh tranh hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Còn bà Dương Thị Hồng - Chi hội trưởng Chi hội Hoa lan phường Linh Xuân cho rằng phải quan tâm đến việc đầu tư cây con giống cho ND, nhất là các giống hút hàng; giúp ND vay vốn, nhất là các nguồn vốn ưu đãi; hướng dẫn ND thành lập các tổ hợp tác, HTX để chủ động đầu vào, đầu ra cho sản phẩm...


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

25/07/2013
Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).

27/05/2013
Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi

Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

16/07/2012
Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

16/07/2012
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

27/05/2013