Giúp Dân Vùng Thủy Điện Phát Huy Lợi Thế

Các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chủ động xây dựng kế hoạch vận động hội viên, ND phát huy nội lực, xây dựng bản làng ấm no, ổn định và phát triển.
Sau khi di dân khỏi lòng hồ Thuỷ điện Sơn La, điều kiện sản xuất của ND Quỳnh Nhai thay đổi do phần lớn đất ruộng bị ngập chìm, diện tích canh tác chủ yếu trên đất nương, dốc và mặt nước lòng hồ với nghề mới là chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản.
Tích cực sản xuất
Ông Hoàng Văn Khơi, ND bản Hé, xã Mường Chiên, cho biết: Sau khi lòng hồ tích nước, diện tích lúa ruộng bị ngập hết, cán bộ Hội ND cùng khuyến nông hướng dẫn chúng tôi nhanh chóng chuyển đổi sản xuất với nhiều loại cây, con giống phù hợp với điều kiện mới.
Cây lúa nương, cây sắn, cây ngô bây giờ là 3 loại cây trồng chủ yếu của chúng tôi. Vật nuôi cũng được chú trọng nhân đàn để làm hàng hoá, tăng nguồn thu. Ít vốn thì nuôi vịt, nuôi gà; nhiều vốn hơn thì nuôi lợn, dê, bò... Nhờ thế, tuy điều kiện sống và sản xuất thay đổi lớn nhưng thu nhập của người dân vẫn đảm bảo, tâm lý bà con ổn định nhanh hơn.
Nuôi cá theo hướng sản xuất hàng hoá là một nghề mới với ND Quỳnh Nhai để tận dụng lợi thế rất lớn của địa phương với hàng triệu m2 mặt nước. Hội đã phối hợp với các doanh nghiệp, khuyến nông chuyển giao thành công nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản cho ND.
Đóng góp việc công
Ngay trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, việc tiêm phòng dịch trước đây chưa được bà con chú trọng nhưng nay thì đã thay đổi nhiều. Ông Lò Văn Tăng -Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, cho biết: Nhận thức về việc tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm của bà con Quỳnh Nhai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bà con chủ động đề xuất, thông tin với cán bộ thú y để phối hợp bảo vệ tốt vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại và nhân đàn nhanh. Khi một hộ ND biết tự giác bảo vệ vật nuôi thì lợi thế về con vật nuôi hàng hoá của cả địa bàn sẽ được nâng lên.
"Khi nước lòng hồ mới dâng, nhìn mặt nước mênh mông đã thấy run, chả mấy ai dám ra hồ bắt cá. Nay thì khác rồi, ai cũng biết cách kiếm cơm từ lòng hồ này: Thả đó, trúm, lờ, đánh lưới, kéo vó, hớt tôm dạt...Tính ra ngày ít cũng thu được khoảng trăm ngàn đồng”.Chị Hoàng Thị Thuyết, ND bản Kích, xã Pắc Ma Pha Khinh
Không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình, hội viên, ND Quỳnh Nhai còn tích cực đóng góp ngày công, tiền của vào công việc chung mỗi khi Hội ND vận động. Bà Hoàng Thị Thành - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Nhai cho biết: Từ đầu năm đến nay, Hội đã vận động bà con sửa chữa được 181 công trình thuỷ lợi, dọn được 125,5km kênh, mương dẫn nước với khối lượng đất, đá, rác thải lên tới cả ngàn m3. Số ngày công nhân dân đóng góp lên tới gần 20.000 công và trên 4.200 cây tre, nứa. Trị giá huy động sức dân lên tới gần 1 tỷ đồng. Điều đó phần nào nói lên hiệu quả hoạt động hội với ND huyện Quỳnh Nhai.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.