Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Dân Vùng Thủy Điện Phát Huy Lợi Thế

Giúp Dân Vùng Thủy Điện Phát Huy Lợi Thế
Ngày đăng: 23/08/2013

Các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chủ động xây dựng kế hoạch vận động hội viên, ND phát huy nội lực, xây dựng bản làng ấm no, ổn định và phát triển.

Sau khi di dân khỏi lòng hồ Thuỷ điện Sơn La, điều kiện sản xuất của ND Quỳnh Nhai thay đổi do phần lớn đất ruộng bị ngập chìm, diện tích canh tác chủ yếu trên đất nương, dốc và mặt nước lòng hồ với nghề mới là chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản.

Tích cực sản xuất

Ông Hoàng Văn Khơi, ND bản Hé, xã Mường Chiên, cho biết: Sau khi lòng hồ tích nước, diện tích lúa ruộng bị ngập hết, cán bộ Hội ND cùng khuyến nông hướng dẫn chúng tôi nhanh chóng chuyển đổi sản xuất với nhiều loại cây, con giống phù hợp với điều kiện mới.

Cây lúa nương, cây sắn, cây ngô bây giờ là 3 loại cây trồng chủ yếu của chúng tôi. Vật nuôi cũng được chú trọng nhân đàn để làm hàng hoá, tăng nguồn thu. Ít vốn thì nuôi vịt, nuôi gà; nhiều vốn hơn thì nuôi lợn, dê, bò... Nhờ thế, tuy điều kiện sống và sản xuất thay đổi lớn nhưng thu nhập của người dân vẫn đảm bảo, tâm lý bà con ổn định nhanh hơn.

Nuôi cá theo hướng sản xuất hàng hoá là một nghề mới với ND Quỳnh Nhai để tận dụng lợi thế rất lớn của địa phương với hàng triệu m2 mặt nước. Hội đã phối hợp với các doanh nghiệp, khuyến nông chuyển giao thành công nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản cho ND.

Đóng góp việc công

Ngay trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, việc tiêm phòng dịch trước đây chưa được bà con chú trọng nhưng nay thì đã thay đổi nhiều. Ông Lò Văn Tăng -Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, cho biết: Nhận thức về việc tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm của bà con Quỳnh Nhai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bà con chủ động đề xuất, thông tin với cán bộ thú y để phối hợp bảo vệ tốt vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại và nhân đàn nhanh. Khi một hộ ND biết tự giác bảo vệ vật nuôi thì lợi thế về con vật nuôi hàng hoá của cả địa bàn sẽ được nâng lên.

"Khi nước lòng hồ mới dâng, nhìn mặt nước mênh mông đã thấy run, chả mấy ai dám ra hồ bắt cá. Nay thì khác rồi, ai cũng biết cách kiếm cơm từ lòng hồ này: Thả đó, trúm, lờ, đánh lưới, kéo vó, hớt tôm dạt...Tính ra ngày ít cũng thu được khoảng trăm ngàn đồng”.Chị Hoàng Thị Thuyết, ND bản Kích, xã Pắc Ma Pha Khinh

Không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình, hội viên, ND Quỳnh Nhai còn tích cực đóng góp ngày công, tiền của vào công việc chung mỗi khi Hội ND vận động. Bà Hoàng Thị Thành - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Nhai cho biết: Từ đầu năm đến nay, Hội đã vận động bà con sửa chữa được 181 công trình thuỷ lợi, dọn được 125,5km kênh, mương dẫn nước với khối lượng đất, đá, rác thải lên tới cả ngàn m3. Số ngày công nhân dân đóng góp lên tới gần 20.000 công và trên 4.200 cây tre, nứa. Trị giá huy động sức dân lên tới gần 1 tỷ đồng. Điều đó phần nào nói lên hiệu quả hoạt động hội với ND huyện Quỳnh Nhai.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu Nghiệm Thu Đề Tài Nghiên Cứu Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Một Số Loài Cá Biển Nuôi Bà Rịa Vũng Tàu Nghiệm Thu Đề Tài Nghiên Cứu Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Một Số Loài Cá Biển Nuôi

Ngày 19-12, Sở KH&CN tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên một số loài cá biển nuôi tại BR-VT, đề xuất giải pháp phòng trị” do Thạc sĩ Bùi Quang Mạnh, Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam làm chủ nhiệm đề tài; Hội đồng nghiệm thu đã xếp đề tài loại Khá. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá biển nuôi (mú, hồng, chẽm và cá bớp) tại BR-VT và đề xuất giải pháp phòng trị bệnh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11-2012 đến tháng 8-2014.

26/12/2014
Bào Ngư Bạch Long Vỹ Là 1 Trong 10 Đặc Sản Hải Sản Việt Nam Bào Ngư Bạch Long Vỹ Là 1 Trong 10 Đặc Sản Hải Sản Việt Nam

Những món ăn hấp dẫn từ bào ngư như: bào ngư chấm mù tạt – xì dầu; bào ngư nấu cháo toàn tính (thả cả vỏ vào cháo). Ngoài ra, dược tính của bào ngư sẽ công hiệu hơn khi kết hợp với các vị thuốc bắc trong món canh “bào ngư, hải sâm đen, tần thuốc bắc” – một món chuyên dùng cho người già yếu phục hồi sức khỏe.

26/12/2014
Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới

Mô hình thực hiện với quy mô 100m3 lồng, 1.000 con cá giống với 2 hộ tham gia là ông Lê Văn Thư và Hà Văn Đức ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống với kích cỡ tối thiểu 5cm/con, không còi cọc, dị hình, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng và 50% thức ăn công nghiệp, 50% vôi bột tỏa, 50% thuốc phòng bệnh cho cá. Tổng số tiền hỗ trợ 47.150.000 đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, thả cá, chăm sóc quản lý, phòng bệnh cho cá...

26/12/2014
Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

26/12/2014
Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

26/12/2014