Giống Sắn KM94

Nguồn gốc: Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn toàn quốc.
Đặc điểm giống:+ Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng và bệnh cháy lá.
Có thể bạn quan tâm

Cây Phật thủ ghép mắt trồng trong chậu có quả màu vàng kim hình bàn tay Phật, do Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Vân Phú, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã lai ghép mắt thành công và bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với cách trồng phật thủ truyền thống.

Vụ ĐX 2011- 2012, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) triển khai trồng thử giống ngô nếp lai Max One trên diện tích 500 m2 (sau khi thu hoạch xong rau muống) tại ruộng của anh Lê Văn Tám (tức Tám Ngãi) tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành.

Bắt đầu tiến hành từ năm 2000, trải qua rất nhiều khó khăn, đến nay Cty CP Giống cây trồng Miền Nam đã lai tạo được một số giống lúa lai triển vọng cho khu vực ĐBSCL.

Giống lúa lai 3 dòng N ưu 89 (D62A x DR911) do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt, Tứ Xuyên, Trung Quốc chọn tạo và độc quyền sản xuất, kinh doanh. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh độc quyền phân phối.

Viện lúa ĐBSCL vừa lai tạo thành công những giống lúa mới có khả năng thích nghi biến đổi khí hậu. Đó là 8 giống lúa có khả năng chống chịu hạn, phèn mặn