Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Ngoại Bén Rễ Ở TP.HCM

Giống Ngoại Bén Rễ Ở TP.HCM
Ngày đăng: 22/12/2013

Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.

Các giống cây trồng sử dụng trong nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) giúp giá trị sản xuất đất nông nghiệp ở TP.HCM tiếp tục tăng mạnh dù đất sản xuất ngày càng eo hẹp.

Thử nghiệm nhiều giống ngoại

Ông Lê Ngọc Đức - Trưởng phòng Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu NNCNC TP.HCM cho biết, trong năm 2013, đơn vị này đã triển khai thực hiện hơn 35 đề tài nghiên cứu trong nông nghiệp với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng, tập trung vào nhóm đối tượng cây trồng có triển vọng như hoa lan, rau ăn quả, cá kiểng và các loại chế phẩm sinh học.

Trong đó, Khu NNCNC TP.HCM đã tiến hành khảo nghiệm một số giống cây trồng mới nhập ngoại, có thể phát triển được trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của TP.HCM như 19 giống lê nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc; 15 giống dưa lưới từ Nhật Bản, 2 giống cỏ ngọt từ Nga…

Theo đại diện Ban quản lý Khu NNCNC TP.HCM, các giống cây trồng có nguồn gốc ngoại nhập trên đang được người tiêu dùng các nước ưa chuộng. Trong khi đó, mục tiêu của nông nghiệp đô thị ở TP.HCM là hướng tới sản xuất các sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe cho xuất khẩu.

“Năm nay các doanh nghiệp trong Khu NNCNC đã sản xuất và cung cấp cho thị trường trên 14 tấn hạt giống F1 chất lượng cao, hơn 2.000 tấn thành phẩm các loại…, doanh thu đạt hơn 98 tỷ đồng, tăng gần 70% so với 2012”, ông Đức cho biết thêm. Hiện tại, đã có 14 dự án đầu tư vào Khu NNCNC TP.HCM với tổng vốn khoảng trên 450 tỷ đồng.

Theo xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Trước tình trạng đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, xu hướng phát triển NNCNC ở TP.HCM đang cho những kết quả khả quan, sau nhiều năm theo đuổi. Ngành nông nghiệp TP.HCM cho biết, năm 2013, GDP nông lâm ngư nghiệp thành phố đạt hơn 7.767 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2012. Giá trị sản xuất năm 2013 cũng đạt hơn 14.500 tỷ đồng, tăng 6% so với 2012.

Cơ cấu nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Về vấn đề này, ông Lê Thanh Liêm- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm, đất sản xuất nông nghiệp của thành phố liên tục giảm trong những năm qua. Năm 2012, diện tích đất dành cho nông nghiệp toàn thành phố còn khoảng 55.000ha, giá trị sản xuất đạt 239 triệu đồng/ha/năm. Đến năm 2013, diện tích đất nông nghiệp thành phố giảm còn khoảng 51.300ha, tuy nhiên, giá trị sản xuất vẫn ước đạt 282,6 triệu đồng/ha/năm, tăng bình quân 19% giai đoạn từ 2009 – 2013.

“Cần sớm chuyên nghiệp hóa đội ngũ nông dân, đảm bảo nông dân có đủ trình độ chuyên môn và được hưởng các ưu tiên trong sản xuất thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất NNCNC”- TS Nguyễn Hải An, Ban quản lý Khu NNCNC TP.HCM góp ý kiến. Đến năm 2015, Khu NNCNC TP.HCM sẽ mở rộng thêm khoảng 400ha, đồng thời, xây dựng thêm các khu NNCNC phục vụ lĩnh vực chăn nuôi rộng 100ha ở huyện Bình Chánh và thủy sản rộng khoảng 97ha tại huyện Cần Giờ.

Ông Robert Nissen– Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn nông nghiệp Ag-Hort International Pty Ltd tại Hội chợ Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm Hi-tech Argo TP.HCM năm 2013 mới đây cũng cho biết, bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan... nhiều nước ở châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng sang nền NNCNC để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.

Ví dụ như Trung Quốc hiện đã có khoảng 500 khu NNCNC và trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc như tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo được giống lúa cao sản (năng suất 12 tấn/ha), các giống cà chua năng suất 140 tấn/ha, rau cải đỏ ngọt năng suất 60 tấn/ha…


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.

27/12/2013
Các Trang Trại, Gia Trại Khôi Phục Chăn Nuôi Sau Lũ Các Trang Trại, Gia Trại Khôi Phục Chăn Nuôi Sau Lũ

Cơn lũ lịch sử vào giữa tháng 11 vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Hiện nay, người chăn nuôi đang tìm cách vượt qua khó khăn, nỗ lực khôi phục chăn nuôi để kịp có sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết Giáp Ngọ 2014 sắp đến.

07/12/2013
Trời Lạnh, Nguy Cơ Tôm Nhiễm Dịch Bệnh Trời Lạnh, Nguy Cơ Tôm Nhiễm Dịch Bệnh

Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.

27/12/2013
Trồng Ca Cao Xen Dừa Ăn Chắc Mặc Bền Trồng Ca Cao Xen Dừa Ăn Chắc Mặc Bền

Mặc dù nhiều nơi, do giá cả không ổn định, bà con chặt bỏ cây ca cao trồng các loại cây khác nhưng ở Bến Tre nhiều hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa vẫn duy trì diện tích và đem lại hiệu quả cao.

27/12/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Vịt, Cá Làm Giàu Từ Nuôi Vịt, Cá

Bước lên con thuyền xi măng kéo dây, đưa chúng tôi qua sông Kiến Giang để sang bên trang trại của anh Tống Sỹ Hoàn, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội (Vũ Thư - Thái Bình). Nơi đây giống như một ốc đảo xanh, không khí trong lành, cây cối xanh tươi soi bóng xuống những chiếc ao rộng, đàn vịt, ngỗng tung tăng bơi lội, cá quẫy đớp mồi.

07/12/2013