Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống mía đường Việt Nam sẽ được xuất sang Australia

Giống mía đường Việt Nam sẽ được xuất sang Australia
Ngày đăng: 29/09/2015

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia cho hay, Việt Nam và Australia vừa ký thỏa thuận về việc trao đổi giống mía đường. Thỏa thuận này bao gồm cả việc hợp tác nghiên cứu các bệnh và sâu bọ về mía đường.

Theo đó, mỗi quốc gia sẽ cung cấp cho bên đối tác danh sách 10 loại giống mía đường để trao đổi.

Giám đốc phát triển Viện Nghiên cứu đường của Australia (SRA), ông Peter Allsopp cho biết, lợi ích lớn nhất là cơ hội tạo nhiều giống mía đường khác nhau cho người trồng mía đường Australia.

"Trọng tâm của chúng tôi tại thời điểm này là cố gắng để tăng sự đa dạng nguồn “cha mẹ” trong chương trình nhân giống của chúng tôi và đó là nội dung chính của thỏa thuận này”.

Ông Allsopp chia sẻ, giống mía nước ngoài hiếm khi thành công trong điều kiện của Australia, tuy nhiên, vẫn có đến 50% các giống chuyển giao cho người trồng ở Australia được lai tạo với giống nước ngoài.

"Chúng tôi sẽ nhân giống chéo, sau đó lựa chọn những cây tốt nhất trong quá trình thử nghiệm và hy vọng phát triển các giống mía tốt hơn cho ngành công nghiệp của Australia”, ông Allsopp cho biết thêm.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, biên bản ghi nhớ hợp tác thời hạn 10 năm giữa SRA và Viện Nghiên cứu mía đường Việt Nam (SRI) cũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam, mặc dù ngành mía đường ở Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Australia.

Hai bên cũng sẽ hợp tác để nghiên cứu các bệnh và sâu bệnh hại mía mà hai bên cùng quan tâm cũng như các vấn đề khác như phát triển các gene trội, sinh học phân tử và quản lý cây trồng.

Tổng giám đốc SRI Việt Nam, ông Nguyễn Đức Quang, cho biết thỏa thuận này sẽ có lợi cho cả hai nước. Thực tế, ngành công nghiệp mía của Việt Nam đã có một số bệnh và dịch hại. Mặc dù các bệnh dịch này vẫn chưa xuất hiện tại Australia, song Australia cũng quan tâm vì đây là vấn đề an toàn sinh học.


Có thể bạn quan tâm

Lục Nam Khẩn Trương Diệt Chuột Cứu Lúa Lục Nam Khẩn Trương Diệt Chuột Cứu Lúa

Trước tình hình trên, UBND huyện Lục Nam đang chỉ đạo UBND xã Yên Sơn khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; tích cực diệt chuột, bảo vệ mùa màng tránh ảnh hưởng đến vụ sau; đồng thời cử cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, tập huấn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

26/11/2014
Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

26/11/2014
Nông Dân Miền Tây Thất Thu Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Miền Tây Thất Thu Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

19/06/2014
Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Đạt 188.000 Tấn Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Đạt 188.000 Tấn

Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.

26/11/2014
Sản Lượng Hạt Tiêu Của Ấn Độ Sẽ Tăng Gấp Đôi Trong Năm 2015 Sản Lượng Hạt Tiêu Của Ấn Độ Sẽ Tăng Gấp Đôi Trong Năm 2015

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) diễn ra tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia ước tính sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay sẽ đạt 336.000 tấn, và sẽ tăng 38% trong năm tới. Các nước không thuộc IPC sẽ sản xuất khoảng 30.000 tấn trong năm tới.

26/11/2014