Giống lúa Thiên ưu 8 cho lãi 25 triệu đồng/ha

Mô hình được thực hiện trong đông-xuân 2014 - 2015 với diện tích 100 ha, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương 3 và các xã Phú Mậu, Phú Hồ, Phú An, Vinh Hà (Phú Vang).
Qua kiểm tra, đánh giá, giống lúa Thiên ưu 8 đạt năng suất bình quân 70 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh tốt có thể đạt 90 tạ; thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha, lãi gần 25 triệu đồng. Giống lúa Thiên ưu 8 còn có ưu điểm chống chịu tốt thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh gây hại, tạo sản phẩm chất lượng, thơm ngon, có thể hướng đến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 11-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.

Với địa hình đồng đất canh tác nông nghiệp của Cẩm Khê phần lớn diện tích là vùng trũng, vùng lòng chảo, ngập úng nhiều, vào vụ mùa, năng suất lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khí hậu, do vậy từ năm 2008, sau khi thu hoạch vụ chiêm, mô hình canh tác lúa tái sinh ở Cẩm Khê được nông dân áp dụng nhiều và phát triển ra nhiều xã với diện tích lớn.

Nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải ai đầu tư cũng thành công. Nó được ví là nghề nuôi “chim trời, cá bể” vì có người đầu tư hàng tỷ đồng xây nhà thu hút yến nhưng chim không về, song có nơi loài chim này tự tìm về làm tổ nơi nhà kho hay chính trong căn nhà cho người ở.

Sau hơn một năm bị mất mùa, hơn một tuần vừa qua, sứa đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy an), tạo cơ hội cho ngư dân ven đầm có nguồn thu nhập đáng kể.

Đó là cây chuối, sâm, keo và con bò, heo, dê. Sáu loại cây trồng, vật nuôi này có nguồn tiêu thụ mạnh, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng miền núi, đem lại thu nhập cao và nhất là dễ thực hiện khi mà tập tục sản xuất của người dân còn lạc hậu. Đầu tư mạnh cho 3 cây, 3 con này sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân ở Nam Trà My thoát đói nghèo.