Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông

TBR 225 là giống lúa thuần chất lượng được Thái Bình Seed chọn tạo, đưa vào sản xuất thử nghiệm trên diện rộng từ năm 2013, là giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 70-75 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 85-90 tạ/ha. Giống TBR 225 cho hạt lúa thon, dài, màu vàng sáng. Chất lượng gạo tốt, cơm trắng, ngon, mềm, vị đậm.
Vụ xuân năm 2015 này, HTX Đình Tổ được Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến ngư Bắc Ninh phối hợp với Thái Bình Seed chọn làm mô hình trình diễn giống lúa TBR 225 với diện tích 5ha. Và kết quả thật mỹ mãn khi năng suất lúa đạt trung bình trên 280kg/sào. Điều này khiến bà con nông dân rất phấn khởi và yên tâm đầu tư sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Nể - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Mỹ cho biết: Các năm trước bà con nông dân tại địa phương toàn cấy lúa lai. Tuy lúa lai cho năng suất cao nhưng thâm canh lại rất khó, giá thành, chi phí đầu vào cao, sản xuất không tốt có thể còn bị lỗ nên nông dân cần tìm các giống lúa khác, năng suất cao, chi phí đầu vào thấp, dễ thâm canh để đưa vào sản xuất.
Ông Nể cho hay: “Là năm đầu tiên đưa giống TBR 225 vào sản xuất nên chúng tôi rất cẩn thận, tính toán chi phí để so sánh với các giống lúa khác. Với 5ha trồng thử này, mỗi sào tổng chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công phun thuốc khoảng 360.000 đồng. Vụ này các giống lúa khác đều phải phun phòng trừ sâu bệnh ít nhất là 2 lần, nhưng với ruộng lúa TBR 225 chúng tôi chỉ phun một lần duy nhất vào lúc chuẩn bị trỗ phòng trừ bệnh đạo ôn, đục thân, vì thế mà chi phí cũng giảm đi được rất nhiều. Nếu so với lúa lai giá bán khoảng 7.000 đồng/kg nhưng giá giống cao, chi phí chăm bón, phòng trừ trên 500.000 đồng/sào thì với TBR 225 chỉ cần bán được với giá 6.000 đồng/kg là chúng tôi đã có lãi rồi”.
Được hỏi về cảm nhận của mình khi cấy giống lúa mới TBR 225, bà Nguyễn Thị Thành không giấu nổi sự vui mừng: “Nhìn ruộng lúa như thế này thì làm sao không vui mừng được, bông to, hạt nào hạt nấy chắc nịch, sáng quả, năng suất tôi dám khẳng định 3 tạ/sào trở lên. Vụ tới nhất định nhà tôi lại cấy và mở rộng thêm diện tích”. Đây không chỉ là cảm nhận của bà Thành mà còn của rất nhiều bà con nông dân khác trong xã chia sẻ với tôi.
Không chỉ với chân đất vàn trung như Thuận Thành, Bắc Ninh, TBR 225 thể hiện được những ưu điểm vượt trội mà ngay cả những đồng vàn cao như ở Ứng Hòa (Hà Nội) cũng cho những kết quả rất khả quan.
Ông Trần Xuân Dẫn – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh cho biết: Vụ xuân 2015, Trung tâm phối hợp Thái Bình Seed, trạm khuyến nông các huyện triển khai mô hình sản xuất giống lúa thuần TBR 225 tại TP.Bắc Ninh, các huyện Yên Phong, Thuận Thành và Lương Tài với tổng diện tích 20ha. Bước đầu chúng tôi bước đầu đánh giá giống TBR225 có thời gian sinh trưởng ngắn, cứng cây, khả năng chống đổ tốt, có khả năng kháng đối với một số bệnh hại chính như đạo ôn, khô vằn, bạc lá. Cây đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, số hạt/bông lớn, tỷ lệ hạt lép thấp, chịu thâm canh cho tiềm năng năng suất cao.
Để giúp cho việc đánh giá một cách khách quan nhất về TBR 225, tại các buổi hội thảo Thái Bình Seed đều nấu cơm để các đại biểu đánh giá. Bà Nguyễn Thị Dậu (xã Đình Tổ) nhận xét: Đánh giá cảm quan thì gạo rất ngon, trong suốt, có độ ngọt, thơm mát, dẻo. Bình thường cứ có giống mới là nhà tôi ăn thử, nhưng chưa có giống nào được ngon như TBR225, tôi có thể sẵn sàng bỏ tiền ra mua để ăn”. “Với chất lượng như thế này thì chắc giá giá thành sản phẩm sẽ cao, bình thường tôi bán các giống lúa khác khoảng 6.000 đồng/kg, với giống lúa TBR 225 này chắc chắn phải được từ 7.000 đồng/kg trở lên”.
Có thể bạn quan tâm

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.

Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) là trung tâm sản xuất giống thủy sản. Không chỉ cung cấp cho địa bàn trong tỉnh, những năm qua cùng với việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cộng với cơ chế khuyến khích của tỉnh, các cơ sở sản xuất giống ở đây phát triển nhanh đã trở thành trung tâm sản xuất giống có uy tín của cả khu vực Bắc miền Trung.

Theo kế hoạch, năm 2015, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đưa vào nuôi tôm trên diện tích hơn 2 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 1.941 ha, diện tích nuôi tôm thẻ là 150 ha. Năm nay, nhiều hộ nuôi tôm đầu tư lớn để cải tạo ao đầm cũng như mua giống tôm của những công ty có uy tín, đảm bảo chất lượng, sạch bệnh về nuôi.

Hai con cá lăng lớn, một con nặng 20 kg, con khác nặng 18 kg, cả 2 con đều dài gần 1 mét đã được bà Lê Thị Hồng Cẩm (59 tuổi) - chủ nhà hàng Phương Dung tại TP. Buôn Ma Thuột, Đak Lak mua.

Năm 2014, sản xuất tôm nuôi đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thủy sản và 13% giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn, nuôi tôm vẫn gặp nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để tháo gỡ khó khăn, nuôi tôm theo VietGAP đang ngày càng phổ biến ở nhiều nơi.