Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Lúa Mới XT28 Và X33

Giống Lúa Mới XT28 Và X33
Ngày đăng: 04/09/2011

Sáng 7-5, Sở KH&CN Hà Tĩnh và Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm phối hợp với UBND huyện Đức Thọ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá bộ giống lúa mới XT28 và X33 trà Xuân trung tại xã Trường Sơn (Đức Thọ).

Vụ Đông Xuân 2009- 2010, bộ giống XT28, X33 được trồng khảo nghiệm tại 4 xã điểm: Yên Lộc (Can Lộc), Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Kỳ Tiến (Kỳ Anh) và Trường Sơn (Đức Thọ) với tổng diện tích 50ha. Đây là vụ thứ 2 mô hình khảo nghiệm được thực hiện trong khuôn khổ đề tài khoa học “Khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa xuân trung mới năng suất cao, chất lượng tốt du nhập vào Hà Tĩnh” do PGS.TS Tạ Minh Sơn- Nguyên Viện trưởng Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm chủ trì thực hiện.

Kết quả cho thấy, năng suất 2 bộ giống này đều vượt đối chứng giống P6 và Xi23 từ 30- 50%. Riêng ở Đức Thọ, với 20ha khảo nghiệm, năng suất dự kiến là 60 tạ/ha đối với giống XT 28 và 67- 80 tạ/ha đối với giống X33. Đây là những bộ giống lúa thuần chất lượng tốt, có khả năng chống chịu tổng hợp các loại sâu bệnh và khí hậu bất thường ở Hà Tĩnh. Đặc biệt, phù hợp với chủ trương cơ cấu giống tăng trà lúa xuân trung của tỉnh.

Sở NN& PTNT và Sở KH&CN Hà Tĩnh yêu cầu các chuyên gia tiếp tục xây dựng thêm các mô hình khảo nghiệm sản xuất trong khuôn khổ cho phép, nhằm đảm bảo tính an toàn trong sản xuất. Đồng thời, tích cực hoàn tất các giấy tờ liên quan đến giấy phép cho các loại gống trình Bộ NN& PTNT


Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

01/10/2014
Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau) Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau)

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.

01/10/2014
Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…

01/10/2014
Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì? Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?

01/10/2014
Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây

Năm 2014, huyện Sa Pa trồng 120 ha su su, trong đó 100 ha lấy quả. Sản lượng quả su su bình quân hằng năm của huyện đạt 6.000 tấn. Hiện chỉ có duy nhất Hợp tác xã Hoa Đào bao tiêu sản phẩm cho xã viên, còn lại nông dân phải tự lo đầu ra cho sản phẩm.

01/10/2014