Giống Lúa Mới XT28 Và X33

Sáng 7-5, Sở KH&CN Hà Tĩnh và Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm phối hợp với UBND huyện Đức Thọ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá bộ giống lúa mới XT28 và X33 trà Xuân trung tại xã Trường Sơn (Đức Thọ).
Vụ Đông Xuân 2009- 2010, bộ giống XT28, X33 được trồng khảo nghiệm tại 4 xã điểm: Yên Lộc (Can Lộc), Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Kỳ Tiến (Kỳ Anh) và Trường Sơn (Đức Thọ) với tổng diện tích 50ha. Đây là vụ thứ 2 mô hình khảo nghiệm được thực hiện trong khuôn khổ đề tài khoa học “Khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa xuân trung mới năng suất cao, chất lượng tốt du nhập vào Hà Tĩnh” do PGS.TS Tạ Minh Sơn- Nguyên Viện trưởng Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm chủ trì thực hiện.
Kết quả cho thấy, năng suất 2 bộ giống này đều vượt đối chứng giống P6 và Xi23 từ 30- 50%. Riêng ở Đức Thọ, với 20ha khảo nghiệm, năng suất dự kiến là 60 tạ/ha đối với giống XT 28 và 67- 80 tạ/ha đối với giống X33. Đây là những bộ giống lúa thuần chất lượng tốt, có khả năng chống chịu tổng hợp các loại sâu bệnh và khí hậu bất thường ở Hà Tĩnh. Đặc biệt, phù hợp với chủ trương cơ cấu giống tăng trà lúa xuân trung của tỉnh.
Sở NN& PTNT và Sở KH&CN Hà Tĩnh yêu cầu các chuyên gia tiếp tục xây dựng thêm các mô hình khảo nghiệm sản xuất trong khuôn khổ cho phép, nhằm đảm bảo tính an toàn trong sản xuất. Đồng thời, tích cực hoàn tất các giấy tờ liên quan đến giấy phép cho các loại gống trình Bộ NN& PTNT
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.