Giống Lúa Lai Syn6

Vụ hè thu 2011, Công ty Syngenta Việt Nam đã phối hợp với Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT (Quảng Ngãi) tổ chức trình diễn giống lúa lai Syn 6 tại xã Bình Dương (huyện Bình Sơn) 0,4 ha; xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành) 0,25 ha và xã Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa) 0,3 ha.
Giống Syn 6 là giống lúa lai 3 dòng, được lai tạo và tuyển chọn bởi sự hợp tác giữa Công ty Syngenta và Viện Khoa học Nông nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc), được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận vào tháng 8/2006.
Ông Trương Văn Đoàn, nông dân tham gia mô hình ở xã Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa) cho biết: Được sự đầu tư hỗ trợ Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT, vụ Hè thu này tôi gieo sạ 6 sào (6.000 m2) giống lúa Syn6. Sản lượng dự kiến đạt 3 tấn (năng suất 10 tấn/ha).
Tại Thành phố Quảng Ngãi, Công ty Syngenta Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT tổ chức buổi hội thảo đầu bờ “Đánh giá khả năng thích nghi của giống lúa lai Syn6”. Qua tham quan đánh giá trực tiếp ruộng lúa ở HTX Bắc Phương (xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa) cho thấy, Syn6 là giống lúa lai có khả năng đẻ nhánh rất tốt, kháng một số bệnh phổ biến như đạo ôn, bạc lá và rầy nâu… Chiều cao cây trung bình 95-110cm, bông to, dài, số hạt chắc/bông cao. Năng suất ước đạt 77-80 tạ/ha. Syn 6 thuộc nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ hè thu 90-92 ngày, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
Tại Hội thảo, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi nhận báo cáo kết quả trình diễn qua các mùa vụ tại địa phương và đề nghị của Cty Syngenta, Sở sẽ nghiên cứu đưa giống lúa lai Syn6 vào cơ cấu trong bộ giống của tỉnh
Có thể bạn quan tâm

Sinh trưởng bán vô hạn , chống chịu bệnh tốt , thích hợp trồng ở vùng cao quanh năm . Bắt đầu thu trái 65 ngày sau cấy , thời gian thu kéo dài

Vừa qua, Cục Trồng trọt đã chính thức công nhận giống lúa Q. Nam 1, mở ra cơ hội cho nông dân dải đất miền Trung có thêm một giống lúa mới đưa ra đồng ruộng SX.

Thời gian sinh trưởng 70-75 ngày. Thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dạng hình khỏe, thân và lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình.

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo

Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả, Cục Trồng trọt, cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tiếp các năm 2008 và 2010 là nguyên nhân gây thiệt hại nặng cho cây cao su tại vùng Đông Bắc. Thống kê thời gian đó, tại Đông Bắc đã thiệt hại khoảng 80,7% trong tổng số 1.999 ha, tính đến thời điểm 2010 (Hà Giang thiệt hại nặng nhất với khoảng 97% tổng diện tích, Yên Bái trên 60%...).