Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống lúa lai F1 sản lượng vượt mốc 6.000 tấn

Giống lúa lai F1 sản lượng vượt mốc 6.000 tấn
Ngày đăng: 27/09/2015

Nhiều ưu thế vượt trội

Theo dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các giống lúa chủ lực là: Nhị ưu 838, CT16, LC25, Bác ưu 903, Bác ưu 903KBL, HYT100. TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH3-7, VL20, VL20, VL24, LC270, LC212... Ngoài ra có một số tổ hợp mới: VL50, HYT108, Phúc ưu 868, Thiên Trường.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai F1 TH 3-3 tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định. Ảnh: N.L

Theo PGS -TS Nguyễn Thị Trâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam, đây là những giống lúa đã được nghiên cứu, chọn lọc kỹ, có ưu thế vượt trội về khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi với khí hậu biến đổi khắc nghiệt như ở Việt Nam.

“Đơn cử như giống lúa TH 3-3 thực hiện trên mô hình trình diễn tại xã Trực Thái (Trực Ninh, Nam Định) là giống lúa ít bị rầy, ít bị bạc lá, cứng cây và cho năng suất rất cao. Đặc biệt, với đặc điểm thời tiết phức tạp như ở Việt nam, các giống lúa lai F1 trong dự án sản xuất có thể thích nghi tốt hơn so với các giống lúa lai nhập ngoại” - bà Trâm nói.

Các giống lúa lai F1 sản xuất trong nước còn cho năng suất và hiệu quả canh tác cao hơn các giống lúa thường (khoảng 20% trong cùng điều kiện canh tác).

Nông dân Vũ Đức Bổng (xã Trực Thái) chia sẻ, gia đình ông có khoảng 8 mẫu ruộng tham gia mô hình sản xuất giống lúa lai TH 3-3, mỗi năm thu nhập khoảng trên 300 triệu đồng.

Trước đây, khi chưa tham gia vào mô hình này, chúng tôi canh tác các loại lúa như Khang dân, Q5... năng suất và hiệu quả không cao, giá sản phẩm lại thấp nên thu nhập cũng rất bấp bênh.

“Từ khi sản xuất lúa lai F1, chúng tôi không phải lo về chi phí đầu vào, kỹ thuật hay đầu ra. Đặc biệt, giống lúa TH 3-3 lại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất cao, chúng tôi không phải vất vả trong việc chăm sóc”, ông Bổng nói. 

Vụ sản xuất 2015 thắng lớn

" Từ khi sản xuất lúa lai F1, chúng tôi không phải lo về chi phí đầu vào, kỹ thuật hay đầu ra. Đặc biệt, giống lúa TH 3-3 lại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất cao, chúng tôi không phải vất vả trong việc chăm sóc”. 

Nông dân Vũ Đức Bổng

Theo dự kiến của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, tổng sản lượng hạt lai F1 cả năm đạt 5.900 – 6.300 tấn. TS Phan Huy Thông cho biết, diện tích sản xuất giống lúa lai F1 năm 2015 tăng 17% so với năm 2014, sản lượng lúa đạt trên 6.000 tấn (tăng hơn 1.000 tấn so với năm 2014).

Như vậy, về cơ bản, sản xuất lúa lai F1 đang có sự phát triển mạnh, phấn đấu đáp ứng được 70% nhu cầu sử dụng giống lúa lai trong nước.

“Mặc dù trong điều kiện bất hòa của thời tiết khí hậu năm 2015, nhưng các đơn vị đã làm chủ công nghệ, chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất để đạt được kết quả tương đối thành công. Tất cả các chỉ tiêu trong Dự án đều đạt và vượt cao so với kế hoạch góp phần tạo cơ sở để phát triển bền vững ngành lúa lai Việt Nam” -  ông Thông nhấn mạnh.

TS Phan Huy Thông cũng đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong liên kết sản xuất giống lúa lai, đặc biệt trong việc mạnh dạn đầu tư giống lúa, vật tư kỹ thuật, chi phí đầu vào đồng thời chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho nông dân

. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thu hút nông dân tham gia mô hình sản xuất giống lúa lai.

Nông dân Đặng Văn Cương (xã Trực Thái, huyện Trực Ninh) phấn khởi nói: “Gia đình tôi tham gia dự án sản xuất giống lúa lai F1 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia được 5 năm với diện tích canh tác khoảng 3ha, được sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, được hỗ trợ 100% giống, phân bón, thu mua sản phẩm ngay tại chân ruộng của công ty TNHH Cường Tân.

Chúng tôi vừa cho doanh nghiệp thuê lại ruộng đất, lại vừa được tạo điều kiện sản xuất tăng thu nhập gấp 2,5-3 lần ngay trên chính mảnh đất mình cho thuê”. 


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

20/01/2014
Thông Báo Lịch Thời Vụ Thả Giống Tôm Biển Năm 2014 Thông Báo Lịch Thời Vụ Thả Giống Tôm Biển Năm 2014

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

20/01/2014
Diện Tích Nuôi Cá Tra Giảm Mạnh Ở Vĩnh Long Diện Tích Nuôi Cá Tra Giảm Mạnh Ở Vĩnh Long

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

20/01/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Lên 800.000 Ha Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Lên 800.000 Ha

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

20/01/2014
Tỷ Phú Bò Thịt Tỷ Phú Bò Thịt

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.

20/01/2014