Giống Lúa Lai Cho Vùng Đất Phèn, Mặn

Cuối tuần qua, tại xã Thạnh Yên (U Minh Thượng, Kiên Giang), Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá giống lúa lai HR 182 đang được nông dân trồng thử nghiệm trong vụ mùa tại đây
Giống lúa lai (F1) HR 182 do Cty SSC lai tạo và sản xuất trong nước, có các đặc tính nổi trội như: thời gian sinh trưởng ngắn (85-95 ngày, tùy theo thời vụ và vùng canh tác), có thể trồng được quanh năm, cây thấp (85-95 cm), chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh khỏe, bông to, đạt 160-170 hạt chắc/bông, trọng lượng 1.000 hạt đạt 24 gram. Hạt gạo nhỏ, dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cơm mềm, thơm ngon. HR 182 có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, rầy nâu và bệnh VL-LXL tốt, năng suất đạt 7-8 tấn/ha/vụ, nếu thâm canh tốt có thể đạt 10-11 tấn/ha (cao hơn lúa thuần 10-15%).
Ông Tư Phát (Nguyễn Văn Phát), ở ấp Cạn Ngọn A, xã Thạnh Yên, vụ mùa năm nay làm gần 3 ha lúa lai HR 182 cho biết: “Gia đình tôi sản xuất theo mô hình một vụ tôm, một vụ lúa. Qua nhiều năm nuôi tôm, đất bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, giống lúa này vẫn phát triển rất tốt, đẻ nhánh khỏe. Lượng giống gieo sạ chỉ 35-40 kg/ha, còn gieo mạ để cấy thì cần ít hơn, từ 18-20 kg/ha".
Theo ông Phát, giống lúa lai HR 182 kháng sâu bệnh tốt, suốt vụ vừa qua tôi chỉ phải phun một lần duy nhất (thuốc dưỡng, cộng với thuốc trừ sâu để giữ lá đòng), trong khi làm lúa thuần phải phun từ 4-5 lần. Cuối vụ, bệnh đạo ôn có xuất hiện lác đác nhưng chỉ 2-3 ngày là vết bệnh tự khô, không cần phun thuốc. Năng suất lúa đạt 1 tấn/công, trước đây làm các giống lúa thuần chỉ đạt 700-800 kg/công.
Tương tự, hộ ông Phan Mè Em, ở ấp Bời Lời B, xã Bình Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Giang cũng làm thử giống lúa này trên diện tích 6.500 m2, vừa cho thu hoạch được 6 tấn lúa, bán được gần 35 triệu đồng (giá 5.800 đồng/kg), trừ chi phí còn lãi ròng trên 30 triệu đồng. Theo ông Em, trồng giống lúa lai HR 182 tuy giá giống có cao hơn lúa thuần nhưng bù lại giảm lượng giống, giảm thuốc BVTV do mức độ chống chịu sâu, bệnh tốt, giảm công chăm sóc. Ruộng lúa - tôm chỉ cần bón 32 kg phân các loại/công (8kg urê, 8 kg lân, 16 kg kali) lúa vẫn xanh tốt.
Ông Dương Thành Tài, Phó TGĐ Cty SSC cho biết, giống HR 182 do Cty nghiên cứu lai tạo trong nước, có nguồn gốc bố mẹ nhập khẩu từ Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI). Giống đã được Cty sản xuất thử nghiệm mấy năm nay tại nhiều địa phương khu vực ĐBSCL và đều cho kết quả rất tốt, đặc biệt là ở những vùng đất phèn, mặn, vùng ven biển sản xuất theo mô hình tôm – lúa... |
Với cùng diện tích này nhưng mọi năm làm lúa thuần năng suất tối đa chỉ đạt khoảng 4 tấn/ha. Năm nào lúa có giá cao thì cũng chỉ lãi ròng chưa tới 20 triệu đồng. "Chắc chắn năm sau tôi sẽ chọn giống lúa này để sản suất tiếp, vì thấy rất phù hợp với vùng đất canh tác lúa - tôm, thường bị phèn, mặn như ở đây", ông Phan Mè Em nói.
Tại buổi hội thảo, nhiều nông dân đánh giá cao chất lượng của giống lúa này. Thực tế một số hộ lân cận làm giống khác bị rầy nâu tấn công gây cháy chòm nhưng ruộng gieo sạ giống lúa lai HR 182 vẫn không bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Hồng Khởi, một nông dân tham gia hội thảo cho biết: “Qua tham quan ruộng trình diễn giống lúa lai HR 182 tôi thấy giống lúa này rất phù hợp với những vùng sản xuất theo quy trình lúa - tôm. Giống không chỉ cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt mà còn có ưu điểm là ngắn ngày nên hạn chế được tình trạng hạn, mặn thường xảy ra vào cuối vụ”.
Theo các kỹ sư của Cty SSC thì để sản xuất lúa lai HR 182 hiệu quả cần san ủi mặt ruộng cho bằng phẳng. Trước khi tiến hành gieo sạ phải diệt hết các dịch hại để tránh bị thất thoát giống, vì lúa lai gieo sạ rất thưa. Cần cho nước vào ruộng và bón phân sớm theo đúng khuyến cáo để lúa có sức đẻ nhánh, nở bụi…
Ông Dương Thành Tài, Phó TGĐ Cty SSC cho biết, giống HR 182 do Cty nghiên cứu lai tạo trong nước, có nguồn gốc bố mẹ nhập khẩu từ Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI). Giống đã được Cty sản xuất thử nghiệm mấy năm nay tại nhiều địa phương khu vực ĐBSCL và đều cho kết quả rất tốt, đặc biệt là ở những vùng đất phèn, mặn, vùng ven biển sản xuất theo mô hình tôm – lúa...
Có thể bạn quan tâm

Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng lúa cả vụ. Để bảo đảm cho lúa phát triển tốt, ngành Nông nghiệp

Bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ. Khi bón phân cho lúa ngắn ngày cần lưu ý có liên quan một số điểm sau

Để vụ lúa Hè Thu đạt thắng lợi đòi hỏi nông dân phải quan tâm chăm sóc ngay đầu vụ từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân đến quản lý dịch hại bằng biện pháp

Sau 20 năm nghiên cứu, hai nhà khoa học Mỹ mới đây đã công bố, họ đã thành công trong việc tạo ra công nghệ mới ngăn chặn virus hại lúa lây lan...

Riêng một số bệnh do rầy nâu, rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh như bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, lùn sọc đen… chúng ta cần có biện pháp quản lý